[6] [dansohungnguyen] [slider-top-big] []
You are here: Home / , , Kỹ năng vận động (phần 1)

Kỹ năng vận động (phần 1)


(Dansohungnguyen.com). Trong kỹ năng vận động bao gồm kỹ năng thuyết phục; Kỹ năng phối hợp thống nhất hành động với các tổ chức và cá nhân có ảnh hưởng khác tại cộng đồng và Kỹ năng xây dựng thông điệp vận động trong phạm vi bài viết này xin được trao đổi cùng các anh chị  2 nội dung đầu là Kỹ năng phối hợp thống nhất hành động với các tổ chức và cá nhân có ảnh hưởng khác tại cộng đồng.
Thuyết phục là một quá trình nhằm đạt được mục tiêu xác định thông qua sử dụng một cách có lựa chọn những biện pháp tạo sức ép đối với đối tượng cần vận động. Ví dụ:  Vấn đề vận động của bạn là đầu tư cung cấp dịch vụ tư vấn SKSS. Bạn có thể gặp riêng thuyết phục lãnh đạo  vì bạn đã quen biết vị lãnh đạo đó hoặc nhờ người thân của vị lãnh đạo đó (vợ, con...) nói dùm bạn.

Ảnh: Minh họa
Các bước vận động:
Bước 1: Xác định đối tượng cần vận động (lãnh đạo chủ chốt) mà bạn muốn tiếp cận, họ là những cá nhân hoặc một uỷ ban (ví dụ như ban thường vụ...) có quan hệ với vấn đề đã được chọn của bạn.
Bước 2: Tóm tắt một cách ngắn gọn và đi thẳng vào vấn đề bạn cần thuyết phục vận động. Việc xây dựng và trình bày thông điệp rõ ràng ngắn gọn trong thời gian hạn chế là rất quan trọng. Để thu hút sự chú ý của đối tượng cần vận động, chẳng hạn như trước một cuộc họp của uỷ ban nhân dân, cán bộ tuyên truyền nên trình bày ý tưởng của mình trong khoảng từ 30 giây cho tới một phút.
Bước 3: Cá nhân hoá thông điệp của bạn bằng cách kể đến những kinh nghiệm cuộc sống thực tế để lôi kéo đối tượng cần vận động tán đồng cách nhìn của bạn. Thí dụ: Chi P do nạo hút tới 5 lần do đó người gầy yếu, không đủ sức lao động, tốn kém tiền thuốc thang gia đình nghèo khó nên phải trợ cấp thường xuyên. Cần nhấn mạnh thông điệp có yêu cầu hành động cụ thể đối với lãnh đạo. Lãnh đạo cần làm gì để cải thiện tình hình. Chẳng hạn như yêu cầu lãnh đạo cho xây một phòng tư vấn SKSS.
- Tiếp tục theo dõi bằng cách gặp gỡ trực tiếp, gọi điện thoại, hỏi han để tái khẳng định thông điệp của bạn và thu hút sự quan tâm của đối tượng cần vận động.
- Tìm ra khi nào thì hành động cụ thể của lãnh đạo sẽ được tiến hành và nhắc lại quan điểm của bạn.
Những điểm then chốt cần nhớ khi vận động hành lang
§        Có trọng tâm. Đối với mỗi lần giao tiếp, kiên trì theo đuổi chỉ một vấn đề.
§        Hãy chuẩn bị kỹ càng. Tìm cho ra quan điểm và ý kiến của đối tượng cần vận động về vấn đề đó.
§        Xây dựng mỗi quan hệ cá nhân. Nếu bạn có người thân, bạn bè hoặc đồng nghiệp thân thiện với đối tượng, hãy để họ biết điều đó.
§        Hãy nói sự thật. Cung cấp những thông tin sai hoặc lừa dối là con đường ngắn nhất để mất sự tin cậy.
§        Biết ai ủng hộ bạn và ai phản đối bạn. Hãy tiến hành tìm hiểu để biết đối với vấn đề của bạn thì ai là người ủng hộ, ai là người phản đối và phản đối cái gì.
§        Điểm mạnh của vận động hành lang là cho phép bạn đề cập đến những người quan trọng và có ảnh hưởng. Hạn chế của kỹ thuật này là tốn thời gian, bởi vì bạn có thể cần trở lại gặp từng cá nhân nhiều lần trong một thời kỳ. Ngoài ra, nếu bạn đang tiếp cận với người nào đó vào lúc họ đang bận tâm với vấn đề căng thẳng khác, họ có thể trở nên bực dọc và không muốn gặp bạn lúc đó.
  Hình thành mạng lưới tuyên truyền vận động tại cơ sở
Để giúp cho công tác truyền thông dân số, chăm sóc SKSS đạt được kết quả tốt, chúng ta cần tạo một mạng lưới bao gồm các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng để giúp đỡ nhau, hoặc hợp tác với nhau vì mục tiêu vận động thực hiện thành công chiến lược dân số, chăm sóc SKSS ở địa phương. Làm việc cùng nhau, chúng ta có thể hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn và thu được thành công nhiều hơn so với một cá nhân, hoặc tổ chức có thể làm. Để có được một mạng lưới hoạt động có hiệu quả, chúng ta cần thực hiện các bước sau đây:
Bước 1: Xác định ai sẽ là thành viên của mạng lưới, các thành viên của mạng lưới nên bao gồm những cá nhân và tổ chức có mục tiêu hoạt động giống mục tiêu của chúng ta, những người có thể ảnh hưởng tới đối tượng. Họ có thể là Hội phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, chánh trương, trùm trưởng, trưởng họ... Ngoài ra, cũng nên tỏ thái cởi mở và sẵn sàng tiếp nhận bất cứ ai có thể giúp chúng ta thực hiện nhiệm vụ.
Bước 2: Gặp gỡ các thành viên trong mạng lưới, muốn gặp gỡ và tạo được sự ủng hộ của các thành viên trong mạng lưới, điều quan trong là phải xây dựng cho được mối quan hệ cởi mở và tin cậy ngay từ đầu với họ. Để làm được điều đó chúng ta cần:
§ Hợp tác với họ trong các vấn đề mà cả hai bên cùng quan tâm, ví dụ tuyên truyền và thuyết phục các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ  lựa chọn và thực hiện biện pháp tránh thai.
§ Chia sẻ thông tin liên quan đến vấn đề mà cả hai bên cùng quan tâm.
§ Ủng hộ, kêu gọi người khác cùng quan tâm đến công việc cuả các thành viên trong mạng lưới.
§ Tham dự các hoạt động của các thành viên khác và mời họ tham gia các hoạt động của chúng ta.
- Bước 3: Lôi cuốn sự chú ý của các thành viên đến mục tiêu chúng ta vận động: Muốn các thành viên trong mạng lưới quan tâm đến mục tiêu đang vận động, chúng ta cần:
§ Nên thảo luận ý tưởng, hoặc mục tiêu vận động của chúng ta với họ.
§ Nên sẵn sàng tiếp thu các ý tưởng và đề xuất của họ có lợi cho công tác vận động của chúng ta.
§ Khi họ ủng hộ mục tiêu, họ sẽ quan tâm hơn đến việc giúp chúng ta thực hiện mục tiêu đó.
- Bước 4: Yêu cầu các thành viên giúp đỡ: Khi yêu cầu giúp đỡ, cần nêu rõ chúng ta cần họ giúp gì và giúp như thế nào, cần vào lúc nào?
  Duy trì sự hỗ trợ của các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng
Chúng ta phải sắp xếp thời gian, thường xuyên gặp gỡ các tổ chức và cá nhân đó để:
§ Cảm ơn về sự hỗ trợ của họ
§ Cung cấp thông tin về sự chuyển biến của công việc
§ Trao đổi về khó khăn để cùng tìm giải pháp thực hiện
§ Đề nghị họ tiếp tục hỗ trợ bạn và cùng họ lập kế hoạch thực hiện.
§ Mở rộng quan hệ với những tổ chức và cá nhân có khả năng hỗ trợ chúng ta.
      Lập kế hoạch huy động các tổ chức và cá nhân hộ trợ trong công tác truyền thông dân số, chăm sóc SKSS

Mẫu kế hoạch huy động các tổ chức và cá nhân hỗ trợ trong tuyên truyền vận động về DS-SKSS - KHHGĐ
(Từ ngày......tháng.......năm 20...đến ngày ......tháng.......năm 20...)

TT

Tên tổ chức và
cá nhân

Thời gian,
địa điểm
gặp gỡ
Các vấn đề cấn thống nhất với các tổ chức và cá nhân để họ giúp đỡ

Kết quả
đạt được
Đối tượng cần tác động
Nội dung cần tác động
Thời gian
thực hiện
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
1






2






Ghi chú:
Cột 1: Số thứ tự tổ chức và các nhân chúng ta định gặp.
Cột 2: Tên tổ chức và các nhân định gặp.
Cột 3: Thời gian, địa điểm chúng ta sẽ gặp tổ chức và cá nhân.
Cột 4: Tên nhóm đối tượng cần tác động.
Cột 5: Nội dung đề nghị tổ chức và cá nhân đó cần tác động.
Cột 6: Thời gian mà tổ chức và cá nhân đó dự định gặp đối tượng.
Cột 7: Kết quả đạt được.
Lưu ý: Mẫu này cần được sử dụng và cập nhật hàng năm.
KIM BẢNG
Trung tâm Dân số-KHHGĐ huyện Hưng Nguyên