[6] [dansohungnguyen] [slider-top-big] []
You are here: Home / , , Phương pháp truyền thông (Phần 2)

Phương pháp truyền thông (Phần 2)


(Dansohungnguyen.com). Trả lời được câu hỏi làm thế nào để công tác truyền thông có hiệu quả, thu hút được đối tượng chăm chú lắng nghe; Đó chính là phương pháp truyền thông. Phương pháp này bao gồm truyền thông trực tiếp và truyền thông đại chúng. Trong phạm vi bài này xin được giới thiệu với các bạn truyền thông đại chúng:
Truyền thông đại chúng là sự tán phát thông điệp diễn ra trên một diện rộng thông qua các phương tiện in ấn (báo, tạp chí, panô, tờ rơi, sách…) phát thanh truyền thanh, truyền hình và phim ảnh… đến công chúng. Các thông điệp truyền thông truyền tải trên các phương tiện truyền thông đại chúng được xây dựng có tính chuyên môn để phù hợp với từng phương tiện truyền thông.
Một hoạt động truyền thông tại xã Hưng Trung, Hưng Nguyên- Ảnh: Cao Nhung
Truyền thông trực tiếp là tương tác trực tiếp và tức thì giữa các cá nhân vừa là người truyền vừa là người nhận. Ngược lại, trong các tình huống truyền thông đại chúng nói chung lại không có sự tương tác trực tiếp đó. Tuy nhiên, truyền thông đại chúng để truyền tải thông điệp trên diện rộng, sự tiếp nhận các thông điệp này vẫn diễn ra ở từng cá nhân.
Các phương tiện truyền thông đại chúng:
Một loại hình truyền thông đại chúng ngành dân số-KHHGĐ chỉ mới có ở Hưng Nguyên
Ra mắt 01/7/2013, đến nay đã có gần 14.650 lượt xem- Ảnh Kim Bảng

Truyền thông đại chúng là kênh truyền thông sử dụng các phương tiện kỹ thuật như phát thanh, truyền hình, băng hình, đĩa CD-ROM, internet, sách, báo, ấn phẩm…
Các phương tiện truyền thông đại chúng trên, đài phát thanh, truyền hình, báo in, phim ảnh và video là những phương tiện TTCĐHV về SKSS có hiệu quả. Sau đây là những mặt mạnh và mặt yếu của từng loại phương tiện trên.
 * Đài phát thanh
Phát thanh (radio) là loại phương tiện truyền thông đại chúng, trong đó, nội dung tin được chuyển tải thông qua âm thanh (lời nói, âm nhạc và các loại tiếng động làm nền). Phát thanh bao gồm hai loại hình: phát thanh qua làn sóng điện và truyền thanh qua dây dẫn.
Trong phát thanh có thể sử dụng nhiều thể loại tác phẩm chuyển tải thông tin như các thể loại tin tức, phóng sự, phỏng vấn, toạ đàm, câu chuyện truyền thanh… Đặc biệt, các hình thức văn nghệ dân gian như ngâm thơ, chèo, tấu, hài được sử dụng trong các chương trình phát thanh sẽ rất phù hợp với hoạt động truyền thông về DS/SKSS vì được nhiều người yêu thích.
Ưu thế:
§       Phù hợp cho cả đối tượng là người biết chữ hay không biết chữ.
§       Không tốn kém mấy và có sẵn cho mọi người.
§       Phương tiện radio, loa có thể sử dụng nguồn từ pin và ắc qui cho nên rất hữu ích và thuận tiện ở những khu vực không có điện hoặc khi mất điện.
§       Có thể phát đi phát lại nhiều lần trong ngày.
§       Chi phí cho sản xuất các tài liệu phát thanh thấp và không đòi hỏi nhiều phương tiện hiện đại.
§       Có thể tác động tới nhiều người trong một lúc.
          Hạn chế
§       Không thuận tiện trong việc hướng dẫn cho mọi người cách thực hiện một hành vi.
§       Thông tin dễ bị phân tán vì mọi người thường vừa nghe đài vừa có thể làm việc khác.
§       Không có cơ hội kiểm tra lại ngay tính hiệu quả của thông điệp.
§       Người truyền tin không nhận được phản hồi tức thì của đối tượng, do đó khả năng điều chỉnh hạn chế.
§       Thông tin cung cấp nhiều khi không đáp ứng đúng nhu cầu của đối tượng.
* Truyền hình
Truyền hình là một loại phương tiện truyền thông đại chúng chuyển tải thông tin bằng hình ảnh động và âm thanh. Do vậy, nó thực sự là phương tiện truyền thông có nhiều lợi thế trong việc chuyển tải thông tin tới quảng đại quần chúng. Với lợi thế nhiều mặt, truyền hình là một phương tiện mang lại hiệu quả cao trong các chiến dịch truyền thông về DS/SKSS.
Trong truyền hình, có nhiều thể loại tác phẩm có thể chuyển tải thông tin như: Bản tin, phóng sự, phỏng vấn, toạ đàm, các chương trình văn hoá, giáo dục, văn nghệ, vui chơi giải trí… tất cả đều có thể phù hợp với truyền thông về SKSS và được mọi người yêu thích.
Ưu thế:
§       Có giá trị thời sự, thông tin đến với nhiều người một cách nhanh chóng.
§       Dễ hiều với cả người có trình độ học vấn thấp.
§       Chỉ dẫn cho mọi người cách thực hiện một hành vi.
§       Giải thích được ích lợi khi thực hiện hành vi mong muốn.
§       Nêu gương điển hình và khuyến khích hành động.
§       Kết hợp cả hình và tiếng, do vậy làm tăng hiệu quả.
§       Thông tin được chuẩn bị và truyền đạt theo bài bản, hấp dẫn, chi tiết, do đó có tính thuyết phục cao.
          Hạn chế
§       Có thể không sẵn có ở mọi nơi trong nước.
§       Nhiều người do điều kiện kinh tế hoặc những điều kiện khác nên không có khả năng trang bị mua sắm ti vi.
§       Chi phí để sản xuất các chương trình truyền hình thường đắt, tốn kém, đòi hỏi phương tiện hiện đại.
* Ấn phẩm
Ấn phẩm là sản phẩm văn hoá tinh thần lâu đời, rất phổ biến của nhân loại. ấn phẩm được sử dụng dễ dàng, mọi lúc, mọi nơi, dưới nhiều hình thức khác nhau phù hợp với trình độ của từng loại đối tượng.
Với lợi thế chuyển tải thông tin sâu sắc, phong phú, dễ tiếp nhận, dễ bảo  quản và lưu giữ sử dụng lâu dài, các ẩn phẩm như sách, báo in, tờ in, tờ rơi, tranh quảng cáo, tranh gấp… vừa có hình vừa có chữ, nhiều mầu sắc hấp dẫn đang được sử dụng rộng rãi, phổ biến và không thể thiếu trong bất cứ một chiến dịch truyền thông nào về DS/SKSS.
Ưu thế:
§       Người đọc có thể đọc đi đọc lại một ấn phẩm đến khi hiểu thông điệp.
§       Nhiều người có thể cùng đọc, cùng nghe hoặc phát tay cho nhiều người.
§       Thông tin được hiểu thấu đáo hơn đài phát thanh và truyền hình vì người đọc có thời gian đọc đi đọc lại nhiều lần.
§       Có thể lưu giữ tham khảo trong thời gian dài.
§       Dễ dàng sản xuất được nhờ công nghệ hiện đại.
          Hạn chế:
§       Chỉ dành cho người biết chữ.
§       Một số người không có điều kiện sử dụng.
§       Khó có thể sửa chữa sai sót do khâu in ấn khi đã phát hành.
§       Không phù hợp với tất cả mọi đối tượng, vùng miền, dân tộc.
* Một số phương tiện truyền thông đại chúng khác
Ngoài các phương tiện chủ yếu và phổ biến như đã nêu trên, truyền thông đại chúng còn được thực hiện thông qua các phương tiện khác như băng video, băng catset, phim đèn chiếu, ảnh… Đây là những sản phẩm nghe nhìn rất phù hợp với thị hiếu của công chúng rộng rãi trong xã hội. Do vậy, chúng cũng là những phương tiện truyền thông chuyển đổi hành vi về DS/SKSS thiết thực và hiệu quả ở nước ta hiện nay. Sau đây là bảng ưu điểm và hạn chế của một số phương tiện.
Loại hình
Ưu điểm
Hạn chế
Băng Video
·  Tính thuyết phục cao
·  Ngày càng rẻ và chất lượng tốt vì công nghệ ngày càng đổi mới
·  Lặp đi lặp lại được
·  Dễ vận chuyển
·  Sử dụng được cho những nơi chưa có điện.
·  Có thể lồng tiếng địa phương
·  Nhiều mức độ tiêu chuẩn và hình thức
·  Đòi hỏi kỹ năng, kỹ năng và kinh nghiệm sản xuất chương trình
·  Yêu cầu trang thiết bị đắt tiền và khó bảo dưỡng
·  Khó bảo quản
Băng catset
·  Dễ sản xuất, chi phí rẻ
·  Máy catset sẵn có
·  Dễ dàng địa phương hóa các thông tin
·  Lặp đi lặp lại được
·  Dễ vận chuyển
·  Dễ tạo ra sự đối thoại
·  Tiện sử dụng qua hệ thống truyền thanh xã
·  Không có hình và cũng có các nhược điểm của rađio mặc dù khả năng lặp đi lặp lại nhiều lần có phần nào tốt hơn
Phim đèn chiếu
·  Sản xuất đơn giản
·  Rẻ tiền
·  Màu sắc đẹp, chất lượng tốt
·  Nhỏ gọn, dễ vận chuyển
·  Tiện dụng cho tập huấn nói chuyện
·  Cần biết về quy trình làm phim
·  Cần thiết bị chuyên dùng
·  Không sống động như video
·  Làm phim dương bản đòi hỏi thiết bị tráng rọi mà không phải địa phương nào cũng có
Ảnh
·  Tạo ấn tượng mạnh, nhất là các bức ảnh mô tả thực trạng, nhân vật
·  Sử dụng làm tư liệu hay minh hoạ trong nhiều sản phẩm truyền thông khác
·  Cần biết về qui trình làm ảnh
·  Cần địa điểm để trưng bày
          Những điểm người truyền thông cần lưu ý để nâng cao hiệu quả của các phương tiện truyền thông đại chúng:
§     Muốn tác động tới nhiều người trong khu vực hay cộng đồng, đài phát thanh là một lựa chọn kinh tế.
§     Nếu trong khu vực có nhiều tivi, truyền hình sẽ là một phương tiện tốt để tác động tới nhiều người một lúc.
§     Muốn tác động tới nhiều nhà ra quyết định, ấn phẩm là một lựa chọn tuyệt vời. Nhiều người trong số họ coi báo in là một trong những nguồn tin đáng tin cậy nhất
§     Hãy tìm hiểu những phóng viên, những người đưa tin về SKSS và các vấn đề có liên quan và tìm hiểu cách thức mà họ viết về các vấn đề đó.
§     Thiết lập và giữ vững quan hệ với các cơ quan truyền thông đại chúng. Hay theo nguyên tắc: Nhanh, thực tế, thẳng thắng, công bằng và thân thiện.
§     Tìm hiểu thói quen sử dụng truyền thông đại chúng của đối tượng.
§     Thuyết phục mọi người từ nhóm đối tượng tham gia thiết kế nội dung truyền thông.
Nếu bạn chịu khó tìm hiểu và nghiên cứu, rèn luyện tin rằng bạn sẽ có phương pháp truyền thông đại chúng thành công./.
KIM BẢNG

Trung tâm Dân số-KHHGĐ huyện