[6] [dansohungnguyen] [slider-top-big] []
You are here: Home / , Nâng cao hiệu quả truyền thông về Dân số-KHHGĐ ở cơ sở

Nâng cao hiệu quả truyền thông về Dân số-KHHGĐ ở cơ sở


Công tác Dân số - KHHGĐ, được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm, đầu tư và thực hiện như một chiến lược. Trong suốt chặng đường 10 năm thực hiện Pháp lệnh Dân số, từ thực tiễn công tác Dân số-KHHGĐ, chúng ta đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm. Trong đó, nâng cao chất lượng tuyên truyền là một bài học quý bởi bản chất của công tác Dân số-KHHGĐ chủ yếu là truyền thông vận động. Đây chính là yếu tố quyết định thành công của công tác Dân số-KHHGĐ.
Đ/c Hoàng Văn Phi, Bí thư Huyện ủy, chủ tịchHĐND huyện; Đ/c Phạm Quốc Việt PCT UBND huyện
 cùng với Giám đốc đ/c Nguyễn Kim Bảng TTDS huyện, đ/c Nguyễn Ngọc Quyền chủ tịch UBND xã Hưng Châu
Tham gia đối thoại trực tiếp Dân số Hưng Nguyên, thách thức và giải pháp- Ảnh Hồng Điệp
Ngay từ khi bắt đầu triển khai Chiến lược Dân số - KHHGĐ giai đoạn 2001-2010 và nay là giai đoạn 2011-2020. Công tác truyền thông chuyển đổi hành vi về Dân số-KHHGĐ được chú trọng và  coi là một trong những giải pháp quan trọng nhằm nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân. Trải qua thực tiễn nhiều năm qua, chúng ta đã thực hiện chiến dịch tăng cường tuyên truyền, vận động lồng ghép cung cấp dịch vụ sức khỏe sinh sản/KHHGĐ nhằm kiềm chế mức tăng sinh, đồng thời là một biện pháp tích cực để cải thiện sức khỏe sinh sản, sức khỏe bà mẹ và trẻ em.
Ban chỉ đạo thực hiện công tác Dân số-KHHGĐ từ huyện tới cơ sở đã chủ động phối hợp truyền thông với các ban ngành đoàn thể, đặc biệt là Hội Phụ nữ; Hội Nông dân, Đoàn thanh niên xây dựng các câu lạc bộ: “Nông dân với công tác dân số-KHHGĐ”, “Dân số/SKSS/KHHGĐ”, “Gia đình 4 chuẩn mực”,"Chăm sóc SKSSVTV,TN"… Tổ chức các buổi truyền thông tư vấn cộng đồng, tư vấn nhóm, gặp gỡ những người uy tín trong cộng đồng để tuyên truyền cho con cháu thực hiện tốt chính sách Dân số - KHHGĐ. Gần đây nhất là đầu năm 2013, chúng ta đã triển khai một cuộc vận động lớn về ký cam kết thực hiện chính sách Dân số-KHHGĐ theo Quyết định số 76/2012/QĐ-UBND, ngày 19/10/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An về việc Ban hành Quy định một số chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn tỉnh Nghệ  An. Bên cạnh đó, đài phát thanh - truyền hình huyện đã xây dựng các chuyên mục, chuyên trang bằng để tuyên truyền về chăm sóc SKSS/KHHGĐ, phối hợp tổ chức chương trình đối thoại trực tiếp về thực trạng, thách thức của công tác Dân số-KHHGĐ hiện nay. Chỉ đạo thực hiện các cuộc giao lưu tìm hiểu về Dân số/SKSS/KHHGĐ và xây dựng các mô hình truyền thông tại các địa phương, góp phần nâng cao nhận thức trong cộng đồng về công tác Dân số - KHHGĐ.
Hội thảo kinh nghiệm để làm tốt công tác truyền thông ở cơ sở - Ảnh Cao Nhung
Nhiều đơn vị  đội ngũ chuyên trách và cộng tác viên Dân số-KHHGĐ thường xuyên tổ chức các hoạt động truyền thông tại địa bàn dân cư như: thăm hộ gia đình, tư vấn trực tiếp, tư vấn nhóm nhỏ, nói chuyện chuyên đề, cấp phát các sản phẩm truyền thông, thu hút được hàng ngàn đối tượng tham gia. Thành công trong hoạt động này phải kể đến một số đơn vị như: Hưng Tân, Hưng Lĩnh, Hưng Tiến, Hưng Mỹ, Hưng Thịnh, Hưng Thắng, Hưng Đạo, Hưng Tây… ; triển khai thực hiện các mô hình truyền thông đã xây dựng như khẩu hiệu, áp phích mỗi xóm, khối ít nhất 5 câu, duy trì thường xuyên phát thanh  theo quy định trên hệ thông truyền thanh cơ sở  vào thứ 5 hàng tuần, sinh hoạt các câu lạc bộ đúng định kỳ, tổ chức diễn đàn, giao lưu tìm hiểu về Dân số-KHHGĐ, đối thoại trực tiếp về Dân số-KHHGĐ. Chúng ta đã từng bước đa dạng hóa hình thức tuyên truyền cho phù hợp với từng đối tượng cụ thể, chủ động sáng tạo trong các hoạt động truyền thông. Đặc biệt, Trung tâm Dân số-KHHGĐ huyện đã có "Trang thông tin điện tử Dân số Hưng Nguyên", tuy mới 4 tháng nhưng đã có hơn 20.000 lượt truy cập đón xem, đưa lại nhiều thông tin bổ ích cho mọi người dân và cán bộ theo dõi chỉ đạo cũng như tổ chức thực hiện.
Nhưng trên thực tế, hiện nay, việc truyền thông hiệu quả chưa cao như mong muốn, một trong những nguyên nhân là do chưa truyền thông ưu tiên đến đối tượng khó tiếp cận, đối tượng đặc thù.  Đặc biệt là địa bàn có đông đồng bào giáo dân và số dân cư sinh sống trên sông nước. Việc vận động chức sắc tôn giáo tham gia ủng hộ chương trình dân số tại địa phương còn gáp rất nhiều khó khăn. Nhiều sản phẩm truyền thông, như tờ rơi, áp phích, băng rôn, tranh lật, tranh gấp… được sản xuất từ trung ương và chuyển xuống tuyến dưới, nhưng chất lượng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Nên hệ quả của nó là tỷ lệ sinh ở những vùng này còn rất cao, gây nên tình trạng mất cân bằng về kinh tế, văn hóa ngày càng lớn giữa càng vùng trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó do nguồn kinh phí đầu tư của Trung ương và địa phương dành cho công tác truyền thông còn thấp, trong khi đó việc xã hội hóa được công tác Dân số-KHHGĐ còn hạn chế.
Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII) đã ban hành Nghị quyết về chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình. Nghị quyết này đã đưa ra 6 giải pháp thực hiện công tác Dân số-KHHGĐ, trong đó có giải pháp chú trọng sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đối với công tác Dân số-KHHGĐ. Công tác này, phải là một nội dung trọng tâm trong chương trình hoạt động cụ thể của các Cấp ủy Đảng, các cơ quan nhà nước, đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội, là trách nhiệm của mỗi gia đình. Các đồng chí lãnh đạo chủ chốt ở các cấp trực tiếp lãnh đạo và chỉ đạo công tác này, huy động toàn xã hội tham gia, quyết tâm thực hiện mục tiêu đã đề ra. Một giải pháp nữa mà Nghị quyết đưa ra là tăng cường công tác thông tin về dân số, tuyên truyền rộng rãi các chủ trương và biện pháp kế hoạch hóa gia đình, thực hiện giáo dục dân số với nội dung thích hợp, hình thức đa dạng, có sự tham gia của toàn xã hội, mở rộng đến các vùng, các đối tượng, nhất là vùng nông thôn và đối với lớp trẻ, nhằm làm cho mọi người, trước hết là lớp trẻ, chuyển biến sâu sắc nhận thức, hiểu rõ sự cần thiết và lợi ích của kế hoạch hóa gia đình, chấp nhận gia đình ít con.
Như vậy, nâng cao chất lượng truyền thông về Dân số-KHHGĐ đặc biệt là ở cơ sở rất cần sự quan tâm của các các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đối với công tác Dân số - KHHGĐ, sự phối hợp chặt chẽ của các ban ngành đoàn thể sẽ là một trong những giải pháp thúc đẩy công tác Dân số - KHHGĐ để đạt được kết quả cao nhất.  Nổi bật trong đó, là sự phối hợp nhịp nhàng của các lực lượng đó là: cán bộ chuyên trách dân số, các ban ngành đoàn thể và cán bộ Y tế cung cấp dịch vụ Dân số-KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản; đội ngũ tuyên truyền viên, cộng tác viên dân số.
Cần đa dạng hóa các hình thức, sản phẩm truyền thông cho phù hợp với từng đối tượng cụ thể và huy động được đông đảo các lực lượng xã hội tham gia tuyên truyền vận động về Dân số-KHHGĐ; đổi mới cách tiếp cận, nội dung, thông điệp, hình thức truyền thông phù hợp với văn hóa, phong tục tập quán, đặc điểm sống của người dân. Và một điều cũng hết sức quan trọng đó là chúng ta cần quan tâm đến nguồn tin phản hồi và coi đây là một thước đo thiết thực để đánh giá sự thành công của công tác này.
Công tác Dân số-KHHGĐ là một cuộc vận động lớn, chính vì vậy việc nâng cao chất lượng truyền thông vận động là rất cần thiết. Hy vọng rằng, với những bài học kinh ngiệm được đúc rút từ thực tiễn và những sáng tạo đổi mới trong cách làm truyền thông, công tác Dân số-KHHGĐ huyện nhà sẽ gặt hái được những thành công lớn.
Cao Thị Nhung
Trung tâm Dân số-KHHGĐ huyện Hưng Nguyên