[6] [dansohungnguyen] [slider-top-big] []
You are here: Home / , , Kỹ năng truyền thông trực tiếp

Kỹ năng truyền thông trực tiếp


(Dansohungnguyen.com). Muốn thành công trong phương pháp truyền thông trực tiếp đòi hỏi phải có kỹ năng truyền thông. Trong phạm vi bài này xin được giới thiệu với các bạn kỹ năng truyền thông trực tiếp: 
Trước hết, là kỹ năng tìm hiểu và phân tích đối tượng:
Tìm hiểu là gặp gỡ, hỏi han, để hiểu rõ hơn về đối tượng:
-                     Vì sao cần tìm hiểu: Có hiểu rõ đối tượng mới biết nên gặp gỡ đối tượng thế nào và nói với đối tượng những gì.
-                     Tìm hiểu những gì:
ü     Các đặc điểm của đối tượng
ü     Suy nghĩ, thuận lợi, khó khăn, nhu cầu, thắc mắc của đối tượng
ü     Kiến thức, thái độ, hành vi liên quan đến chăm sóc DS/KHHGĐ/SKSS của đối tượng
ü     Họ đang phải đối mặt với những vấn đề DS/KHHGĐ/SKSS nào?
ü     Những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi DS/KHHGĐ/SKSS của đối tượng (tôn giáo, gia đình, tin đồn, nghề nghiệp...).
-                     Tìm hiểu như thế nào?
ü     Qua cử chỉ, nét mặt của đối tượng
ü     Qua hỏi đối tượng: Để thu thập thông tin chính xác, những suy nghĩ, lo lắng của đối tượng
.
Dựa trên những thông tin thu thập được xác định:
-         Mức độ kiến thức, hiểu biết của đối tượng với vấn đề DS/KHHGĐ/SKSS mà họ đang đối mặt
-         Hành vi hiện tại của đối tượng, đối tượng đang ở giai đoạn nào? Lý do tại sao đối tượng lại có hành vi đó
-         Nhu cầu của đối tượng đối với vấn đề DS/KHHGĐ/SKSS mà họ đang phải đối mặt.
-         Khả năng chấp nhận và chuyển đổi hành vi của đối tượng
-         Các phương thức truyền thông có thể tiếp cận được đối tượng.
Lắng nghe là chú ý những âm thanh lọt vào tai, là sự cảm nhận qua quan sát đồng cảm.
·                    Vì sao cần lắng nghe:
-         Để thu thập thông tin
-         Để hiểu rõ đối tượng
-         Để thu hút đối tượng vào cuộc trao đổi.
·                    Cần lắng nghe những gì:
-         Lắng nghe nội dung, cách nói
-         Lắng nghe, chia sẻ tâm trạng, thái độ cảm xúc của đối tượng
-         Lắng nghe sự phản ứng của đối tượng.
·                    Lắng nghe như thế nào?
-         Tỏ ra quan tâm hứng thú đồng cảm với những gì đối tượng nói
-         Không tranh luận, có định kiến
-         Không tỏ ra sốt ruột, chán chường.
Quan sát là nhìn, chú ý và nhận biết được sự việc một cách có chủ định và phân tích được:
·                    Vì sao phải quan sát:
-         Giúp thu thập thông tin
-         Để hiểu rõ đối tượng.
·                    Cần quan sát những gì:
-         Quan sát cử chỉ, nét mặt, thái độ của đối tượng
-         Quan sát hoàn cảnh gia đình và những người khác trong gia đình.
·                    Quan sát như thế nào:
-         Cần tế nhị, lịch sự khi quan sát.
Truyền đạt là trình bày, liên hệ, chia sẻ... thông tin kiến thức.
·                    Vì sao cần phải truyền đạt:
-         Để cung cấp thông tin, kiến thức.
-         Để bày tỏ suy nghĩ.
-         Để giải thích những mắc mớ, sai lầm.
·                    Cần truyền đạt những gì:
-         Truyền đạt thông tin, sự kiện
-         Truyền đạt ý kiến, kiến thức, quy trình thực hiện, kỹ năng.
·                    Truyền đạt như thế nào:
-         Sử dụng từ ngữ rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu. Đưa ra những ví dụ cụ thể tại địa phương
-         Tạo cuộc nói chuyện trở nên dễ chịu, thoải mái
-         Sử dụng các thiết bị trợ giúp (mô hìn, tranh lật..) để giúp đối tượng dễ hiểu.
Động viên là hỗ trợ, khuyến khích đối tượng chia sẻ ý nghĩ, tình cảm của họ
·                    Vì sao cần động viên:
-         Để hiểu rõ đối tượng hơn
-         Để khuyến khích đối tượng chia sẻ ý nghĩ, tình cảm của họ
-         Để hỗ trợ đối tượng thực hiện các hành vi có lợi cho DS/KHHGĐ/SKSS của họ.
·                    Cần động viên những gì:
-         Động viên đối tượng đưa ra các ý kiến, sự tham gia của đối tượng.
-         Động viên sự chia sẻ của đối tượng
-         Động viên đối tượng thực hiện hành vi tăng cường sức khỏe.
·                    Động viên như thế nào:
-         Bằng lời nói
-         Bằng cử chỉ, ánh mắt
-         Gạt đầu tán thưởng.
Lưu ý: Các cách xử lý sự phản ứng của đối tượng
a.   Tỏ ra thông cảm với đối tượng bằng cách khích lệ họ nói và đồng thời cho họ thấy mình quan tâm tới những điều họ nói.
b.  Hỏi han đối tượng để giảm bớt căng thẳng. Như vậy, bạn có thể trao đổi về vấn đề của đối tượng nhiều hơn và cho đối tượng thấy bạn tôn trọng họ.
c.   Tránh tranh cãi với đối tượng mặc dù có thể bạn không đồng ý với họ.
d.  Không phê phán đối tượng hoặc bắt đối tượng phải đồng ý với bạn.

Nếu bạn chịu khó tìm hiểu và nghiên cứu, rèn luyện tin rằng bạn sẽ có phương pháp truyền thông đại chúng thành công./.

KIM BẢNG

Trung tâm Dân số-KHHGĐ huyện