[6] [dansohungnguyen] [slider-top-big] []
You are here: Home / , NGHỆ AN TỔNG KẾT 10 THỰC HIỆN PHÁP LỆNH DÂN SỐ

NGHỆ AN TỔNG KẾT 10 THỰC HIỆN PHÁP LỆNH DÂN SỐ



(Dansohungnguyen.com) Sáng ngày 01/8/2013, tại thành phố Vinh, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Pháp lệnh Dân số (2003-2013); tham dự hội nghị có đồng chí Lê Cảnh Nhạc, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Dân số-KHHGĐ, Tổng biên tập Báo Gia đình và Xã hội;  Đồng chí Đinh Thị Lệ Thanh, Ủy viên Ban thường vụ tỉnh ủy, phó chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo UBMTTQ tỉnh; Ban Dân vận, Ban tuyên giáo tỉnh ủy; Ban Văn hóa-Xã hội, Ban pháp chế HĐND tỉnh; Văn phòng UBND tỉnh; Lãnh đạo sở Y tế, Chi cục Dân số-KHHGĐ tỉnh và các đơn vị có liên quan; Thành viên Ban chỉ đạo thực hiện công tác Dân số-KHHGĐ tỉnh; Đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Trưởng ban chỉ đạo thực hiện công tác Dân số-KHHGĐ, đạo diện Lãnh đạo Trung tâm Dân số-KHHGĐ các huyện, thành phố, thị xã.
Sau khi đồng chí Đinh Thị Lệ Thanh, Ủy viên BTV tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì và khai mạc hội nghị; Đồng chí Nguyễn Thị Hồng Hoa, Phó giám đốc Sở Y tế, kiêm Chi cục trưởng Chi cục Dân số-KHHGĐ tỉnh Nghệ An báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Pháp lệnh Dân số (2003-2013) đã đánh giá rõ sau  10 năm thực hiện pháp lệnh dân số, công tác Dân số-KHHGĐ luôn được Nghệ An xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của chiến lược phát triển KT-XH, là yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và triển khai nhiều giải pháp phù hợp.
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh Kim Bảng-TTDS Hưng Nguyên
Dưới sự quan tâm, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, đã có sự tham gia hưởng ứng, tích cực trong thực hiện pháp lệnh dân số đới với trong sở, ban ngành cũng như trong toàn dân, 100% các huyện thành phố đều có nghị quyết chuyên đề, chương trình, kế hoạch hành động với mục tiêu đạt lên hàng đầu là giảm sinh, không sinh con thứ 3 trở lên, hạn chế tảo hôn, kết hôn cận huyết thống, nâng cao chất lượng dân số, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh…
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh Kim Bảng-TTDS Hưng Nguyên
Không những quan tâm đến việc thường xuyên đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp lệnh và các văn bản liên quan thì việc thực hiện chế độ, chính sách khuyến khích cũng như biện pháp xử lý vi phạm luôn được chú trọng. Qua 10 năm, công tác Dân số - KHHGĐ ở Nghệ An đã giành được nhiều kết quả đáng ghi nhận: Quy mô và lợi ích của KHHGĐ ngày càng được nhiều người chấp nhận; tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh phụ khoa giảm dần; tỷ lệ nạo phá thai giảm; các vấn đề trẻ em khuyết tật, dị tật được quan tâm; chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi được quan tâm. Các mô hình truyền thông được nhân rộng như mô hình “Xã, phường, cụm dân cư không sinh con thứ 3 trở lên”; “Lồng ghép đưa chính sách DS/KHHGĐ vào hương ước, quy ước làng văn hóa”; “mô hình truyền thông chuyển đổi hành vi bền vững về SKSS/KHHGĐ vùng đặc thù”; Các loại hình câu lạc bộ; “mô hình chiến dịch truyền thông lồng ghép dịch vụ SKSS/KHHGĐ”. Nhiều Đề án triển khai phù hợp với nhóm đối tượng, đặc trưng dân số vùng miền thực hiện hiệu quả như: Đề án kiểm soát dân số vùng biển, ven biển; Sàng lọc trước sinh và sơ sinh; Tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân… đã góp phần quan trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo và hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh .
          
Đồng chí Nguyễn Thị Hồng Hoa - Phó giám đốc Sở Y tế kiêm Chi cục trưởng
Chi cục DS-KHHGĐ báo cáo tổng kết tại Hội nghị - Ảnh: Kim Bảng TTDS H\ưng Nguyên

           Tuy vậy, bên cạnh những thành tựu đã đạt được công tác Dân số - KHHGD của Nghệ An hiện nay ; đồng chí Nguyễn Thị Hồng Hoa Phó Giám đốc Sở y tế, kiêm Chi cục trưởng Chi cục Dân số-KHHGĐ cũng chỉ rõ công tác Dân số - KHHGD của Nghệ An hiện nay vẫn còn một số hạn chế, thách thức đó là: chênh lệch tỷ số giới tính khi sinh ở Nghệ An đang ở mức cao so với cả nước (114,5 bé trai/100 bé gái). Tình trạng sinh con thứ 3 trở lên diễn biến theo chiều hướng phức tạp đối tượng có cả cán bộ, đảng viên, người giàu và người nghèo rải rác ở tất cả các địa bàn vùng thấp và vùng cao. Vì vậy, cần có những giải pháp tích cực trong thời gian tới, bởi Nghệ An là tỉnh có dân số đông, xuất phát điều kiện kinh tế lại thấp, phần lớn tâm lý người dân vẫn còn mang nặng tâm lý muốn đông con, nhiều cháu, nhất là con trai để “nỗi dõi tông đường” sinh con dự phòng tai nạn rủi ro hoặc các tệ nạn xã hội; tính biến động dân số trên địa bàn tỉnh diễn ra khá phức tạp và không đồng đều giữa các năm. Việc xử lý các hành vi vi phạm chính sách dân số ở một số địa phương còn thiếu quyết liệt, lúng túng, nương nhẹ. Trong khi đầu tư nguồn lực cho công tác này còn thấp, tổ chức bộ máy ở cơ sở thiếu ổn định… Bên cạnh đó, trở ngại lớn nhất để vận động tuyên truyền nhân dân thực hiện tốt công tác Dân số-KHHGĐ chính là phong tục, tập quán và trình độ nhận thức của người dân, đặc biệt là khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và khu vực có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Do vậy, để đảm bảo thành công cho công tác dân số ngoài cần sự quan tâm, chỉ đạo của cấp ủy, đảng chính quyền, phát huy sức mạnh của đoàn thể thì điều cần nhất cho công tác này còn là nhân lực và vật lực, đó là con người và kinh phí.          
Đồng chí Lê Cảnh Nhạc-Phó tổng cục trưởng Tổng cục Dân số-KHHGĐ
phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh; Kim Bảng TTDS Hưng Nguyên

         Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục DS-KHHGĐ Lê Cảnh Nhạc đã ghi nhận những kết quả đạt được đáng ghi nhận của Nghệ An trong thời gian qua. Đồng chí Phó tổng cục trưởng cũng cho rằng tuổi thọ của người dân Nghệ An được tăng lên nhưng tuổi thọ bình quân lại thấp. Nghệ An hiện vẫn là một trong 10 tỉnh có mức sinh cao, tỷ suất sinh thô, quy mô, cơ cấu đều cao, biến động dân số lại phức tạp, do vậy Nghệ An cần có giải pháp như thế nào để vừa thích ứng với luật pháp, chính sách, vừa tạo ra được lợi thế tích cực. Cần đẩy mạnh công tác tiếp thị xã hội, cung ứng các biện pháp KHHGĐ; đồng thời cần tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật đối với hành vi sinh con thứ 3, đặc biệt là đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên vi phạm chính sách Dân số-KHHGĐ và đặc biệt là lựa chọn giới tính thai nhi; tiếp tục triển khai sâu rộng các mô hình nâng cao chất lượng dân số như mô hình tư vấn, kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân và mô hình tư vấn, chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên; Sàng lọc trước sinh và sau sinh, chăm sóc người cao tuổi…
Đồng chí Đinh Thị Lệ Thanh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh
phát biểu các đề xuất tại Hội nghị. Ảnh: Kim Bảng TTDS Hưng Nguyên
          Thay mặt lãnh đạo tỉnh, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Đinh Thị Lệ Thanh kiến nghị, đề xuất Trung ương sớm ban hành Luật Dân số để điều chỉnh một cách toàn diện hơn về lĩnh vực DS/KHHGĐ; tiếp tục duy trì quản lý công tác dân số theo Chương trình mục tiêu quốc gia trong thời gian tới; ưu tiên cho công tác truyền thông, trong đó lưu ý tính đặc thù vùng miền; có quy định hướng dẫn cụ thể trong việc xử lý vi phạm; xây dựng hệ thống tổ chức bộ máy làm công tác dân số/KHHGĐ thống nhất; quan tâm hỗ trợ chín sách cho đội ngũ cán bộ dân số cơ sở; sớm phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng dân số...
Lãnh đạo Tỉnh Nghệ An trao tặng bằng khen cho những tập thể
và cá nhân có thành tích xuất sắc. Ảnh Kim Bảng TTDS Hưng Nguyên
           Nhân dịp này, UBND Nghệ An đã trao tặng bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các tập thể và cá nhân có thành tích trong công tác DS-KHHGĐ. Đồng chí Lê Cảnh Nhạc trao Kỉ niệm chương “Vì sự nghiệp dân số” cho 5 cá nhân có thành tích đóng góp cho sự nghiệp Dân số - KHHGĐ.
KIM BẢNG

Trung tâm Dân số-KHHGĐ