Hiệu quả từ mô hình thăm và tư vấn hộ gia đình về dân số-KHHGĐ ở Cam Thành
Thời gian qua, công tác dân số-KHHGĐ ở xã Cam Thành, huyện Cam Lộ (Quảng Trị) đạt nhiều kết quả quan trọng. Thông qua việc vận động, truyền thông trong cộng đồng, xã thực hiện nhiều mô hình với cách làm hay, trong đó, mô hình thăm và tư vấn các hộ gia đình về dân số-KHHGĐ đã góp phần tác động tích cực đến nhận thức và hành vi của người dân trong CSSKSS/KHHGĐ.
Đồng hồ điểm 12 giờ trưa, chúng tôi cùng chị Hà Thị Mỹ Linh, cán bộ chuyên trách dân số xã Cam Thành tranh thủ thời gian để đến thăm các hộ gia đình trong độ tuổi sinh đẻ ở thôn Tân Tường nhân lúc họ vừa đi làm đồng, buôn bán… về. Hầu như người dân ở thôn ai cũng quen thuộc với hình ảnh chị Linh thường xuyên đến nhà ngoài giờ hành chính để tuyên truyền, vận động và tư vấn những thắc mắc của họ về cách sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại, các loại bệnh lây truyền qua đường sinh sản; động viên, khích lệ những cặp vợ chồng có con “một bề” không nên sinh thêm mà dừng lại ở 2 cháu để nuôi dạy cho tốt… Do đó, đi đến đâu dù trưa đến mấy bà con trong thôn cũng nhiệt tình đón tiếp chúng tôi.
Đồng hồ điểm 12 giờ trưa, chúng tôi cùng chị Hà Thị Mỹ Linh, cán bộ chuyên trách dân số xã Cam Thành tranh thủ thời gian để đến thăm các hộ gia đình trong độ tuổi sinh đẻ ở thôn Tân Tường nhân lúc họ vừa đi làm đồng, buôn bán… về. Hầu như người dân ở thôn ai cũng quen thuộc với hình ảnh chị Linh thường xuyên đến nhà ngoài giờ hành chính để tuyên truyền, vận động và tư vấn những thắc mắc của họ về cách sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại, các loại bệnh lây truyền qua đường sinh sản; động viên, khích lệ những cặp vợ chồng có con “một bề” không nên sinh thêm mà dừng lại ở 2 cháu để nuôi dạy cho tốt… Do đó, đi đến đâu dù trưa đến mấy bà con trong thôn cũng nhiệt tình đón tiếp chúng tôi.
Vừa dùng cơm trưa xong, thấy bóng chị Linh đầu ngõ, vợ chồng anh chị Trần Văn Tý và Nguyễn Thị Thu Hương đã vui vẻ ra mời cán bộ dân số vào nhà. Cũng như mọi khi, chị Linh hỏi thăm sức khỏe, tình hình làm ăn của gia đình và việc áp dụng biện pháp tránh thai của chị Hương có phù hợp không, hay có gì thắc mắc về CSSKSS và tư vấn không; thông báo cho anh chị một số thông tin mới về tình hình dân số-KHHGĐ ở xã, tỉnh, trong nước. Anh Tý làm nghề thợ nề, còn chị Hương ở nhà làm nông, cưới nhau hơn 10 năm nay anh chị sinh được 2 cháu (1 trai, 1 gái). Hai bên nội, ngoại thường động viên anh chị sinh thêm vài cháu nữa cho đông anh em, “đông con hơn nhiều của”. Nhiều lúc anh chị cũng phân vân trong vấn đề này.
Qua nhiều lần được các ban, ngành, đoàn thể, cán bộ dân số động viên, giải thích nên dừng lại 2 con để có điều kiện chăm nuôi con tốt hơn, anh chị quyết định không sinh nữa. Hiện đời sống gia đình anh chị ổn định, nhà cửa xây dựng khang trang và mua sắm các phương tiện sinh hoạt khá đầy đủ. “Ban ngày, do bận làm ăn, vợ chồng tôi rất ít khi có nhà nên khó tham gia đầy đủ các buổi tư vấn về CSSKSS/KHHGĐ do xã, thôn tổ chức. Nhờ có cán bộ nhiệt tình tìm đến nhà thăm hỏi, tư vấn nên chúng tôi nắm đầy đủ hơn chính sách dân số-KHHGĐ và các vấn đề liên quan khác… Và cũng nhờ sinh ít nên chúng tôi có nhiều thời gian chăm sóc con chu đáo hơn. Do đó, các cháu phát triển tốt về thể chất và tinh thần”, chị Hương cởi mở.
Cũng dịp này, chúng tôi đến thăm vợ chồng anh chị Nguyễn Quang Viễn và Phan Đào Uyên Nhi là trường hợp điển hình trong thực hiện tốt việc CSSKSS/KHHGĐ ở Tân Tường. Ngoài làm thợ nề, anh Viễn phụ vợ trồng và chăm sóc gần 1 ha cao su, 3 sào lạc và chăn nuôi lợn, bò. Hiện anh chị có 2 cháu đang học phổ thông, điều kiện của gia đình khấm khá. “So với những gia đình có con đông, vợ chồng tôi cảm thấy thoải mái hơn về vấn đề kinh tế và thời gian. Các con có điều kiện học hành và ăn uống đầy đủ hơn. Thỉnh thoảng, cả nhà lại tổ chức đi du lịch. Sinh con ít chất lượng cuộc sống được nâng lên hẳn”, anh Viễn cho biết. Hiện nay, nhiều cặp vợ chồng trẻ ở thôn, xã luôn lấy tấm gương của những gia đình như anh Tý, chị Hương và anh Viễn, chị Nhi... để phấn đấu thực hiện tốt mô hình ít con, có điều kiện chăm sóc sức khỏe bản thân và làm ăn giỏi.
Nằm về phía tây của huyện, xã Cam Thành trải dài 17 km dọc quốc lộ 9, địa hình đồi dốc, địa bàn dân cư rộng và sống phân tán. Nhiều năm trước đây, đời sống nhân dân ở xã gặp rất nhiều khó khăn, tỉ lệ đói nghèo cao (19%), ý thức thực hiện KHHGĐ của người dân chưa cao. Năm 2000, cả xã có 810 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, số con bình quân của một phụ nữ từ 4-5 con. Con đông, đời sống của đại đa số gia đình chật vật, không có thời gian chăm lo sức khỏe cho bản thân. Tỉ lệ phụ nữ tham gia khám bệnh phụ khoa định kỳ rất thấp, chỉ 35%; số phụ nữ mắc bệnh phụ khoa cao, tỉ lệ các cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai thấp, tỉ lệ sinh con thứ 3 và tỉ lệ phát triển dân số tự nhiên cao hơn hẳn các địa phương khác. Đứng trước thực trạng đó, được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp, sự phối hợp đồng bộ của các ban, ngành, đoàn thể, đơn vị, địa phương, ngành dân số đã tiến hành phân loại, nắm rõ đặc điểm tình hình của từng thôn để tổ chức thăm và tư vấn CSSKSS/KHHGĐ trực tiếp hộ gia đình. Lúc bấy giờ có một số thôn tỉ lệ sinh con thứ 3 cao, rất khó khăn đối với những người làm công tác dân số trong tiếp cận và tư vấn.
“Thông qua các buổi họp, lồng ghép vào các buổi sinh hoạt của đoàn thể địa phương, cán bộ chuyên trách và cộng tác viên dân số tư vấn trực tiếp đến tất cả các đối tượng trong gia đình. Có những gia đình vẫn còn tư tưởng sinh con thứ 3 trở lên, thích sinh con trai, hoặc trông chờ, ỷ lại chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước, khi vừa thấy chúng tôi đến, họ liền đóng sập cửa không cho vào nhà, hoặc mời vào nhưng rất khó thuyết phục họ thực hiện KHHGĐ. Đây là khó khăn, thách thức lớn đối với những người làm công tác dân số. Với phương châm “mưa dầm thấm lâu”, chúng tôi kiên trì gặp từng đối tượng trong gia đình để tư vấn, giúp họ hiểu rõ hơn sinh con ít là tốt cho gia đình. Dần dần, nhiều gia đình hiểu ra và chấp nhận đi đình sản hoặc dùng biện pháp tránh thai hiện đại, cam kết không sinh thêm con thứ 3”, chị Hà Thị Mỹ Linh chia sẻ.
Sau nhiều năm nỗ lực thực hiện, đến nay, mô hình thăm và tư vấn tại hộ gia đình về công tác dân số-KHHGĐ đạt nhiều kết quả cao hơn hẳn so với trước đây, tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của người dân. Nhiều cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ nhiệt tình tham gia phong trào xây dựng thôn không có người sinh con thứ 3 trở lên và tự nguyện ký cam kết không sinh con thứ 3 trở lên, lựa chọn biện pháp tránh thai phù hợp, khám sức khỏe sinh sản định kỳ... Hiện tỉ lệ phụ nữ khám phụ khoa ở xã đạt 90% kế hoạch; tỷ lệ các cặp vợ chồng sử dụng biện pháp tránh thai đạt gần 80%; tỉ suất sinh từ 1,16‰ giảm xuống còn 0,8‰; tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên từ 28% năm 2001 đến nay còn 20,1%...
Việc thực hiện mô hình thăm và tư vấn hộ gia đình về dân số-KHHGĐ ở xã Cam Thành đã giúp người dân nâng cao hiểu biết, ý thức trách nhiệm của mình và tích cực tham gia vào công tác CSSKSS/KHHGĐ, nhất là đối với các cặp vợ chồng trẻ có kế hoạch sinh con hợp lý, thực hiện mô hình ít con; chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình, phát triển kinh tế. Đây cũng là điều kiện để nâng cao vị thế của người phụ nữ, thực hiện có hiệu quả Luật Bình đẳng giới; góp phần thực hiện tốt các tiêu chí xây dựng nông thôn mới gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Qua nhiều lần được các ban, ngành, đoàn thể, cán bộ dân số động viên, giải thích nên dừng lại 2 con để có điều kiện chăm nuôi con tốt hơn, anh chị quyết định không sinh nữa. Hiện đời sống gia đình anh chị ổn định, nhà cửa xây dựng khang trang và mua sắm các phương tiện sinh hoạt khá đầy đủ. “Ban ngày, do bận làm ăn, vợ chồng tôi rất ít khi có nhà nên khó tham gia đầy đủ các buổi tư vấn về CSSKSS/KHHGĐ do xã, thôn tổ chức. Nhờ có cán bộ nhiệt tình tìm đến nhà thăm hỏi, tư vấn nên chúng tôi nắm đầy đủ hơn chính sách dân số-KHHGĐ và các vấn đề liên quan khác… Và cũng nhờ sinh ít nên chúng tôi có nhiều thời gian chăm sóc con chu đáo hơn. Do đó, các cháu phát triển tốt về thể chất và tinh thần”, chị Hương cởi mở.
Cũng dịp này, chúng tôi đến thăm vợ chồng anh chị Nguyễn Quang Viễn và Phan Đào Uyên Nhi là trường hợp điển hình trong thực hiện tốt việc CSSKSS/KHHGĐ ở Tân Tường. Ngoài làm thợ nề, anh Viễn phụ vợ trồng và chăm sóc gần 1 ha cao su, 3 sào lạc và chăn nuôi lợn, bò. Hiện anh chị có 2 cháu đang học phổ thông, điều kiện của gia đình khấm khá. “So với những gia đình có con đông, vợ chồng tôi cảm thấy thoải mái hơn về vấn đề kinh tế và thời gian. Các con có điều kiện học hành và ăn uống đầy đủ hơn. Thỉnh thoảng, cả nhà lại tổ chức đi du lịch. Sinh con ít chất lượng cuộc sống được nâng lên hẳn”, anh Viễn cho biết. Hiện nay, nhiều cặp vợ chồng trẻ ở thôn, xã luôn lấy tấm gương của những gia đình như anh Tý, chị Hương và anh Viễn, chị Nhi... để phấn đấu thực hiện tốt mô hình ít con, có điều kiện chăm sóc sức khỏe bản thân và làm ăn giỏi.
Nằm về phía tây của huyện, xã Cam Thành trải dài 17 km dọc quốc lộ 9, địa hình đồi dốc, địa bàn dân cư rộng và sống phân tán. Nhiều năm trước đây, đời sống nhân dân ở xã gặp rất nhiều khó khăn, tỉ lệ đói nghèo cao (19%), ý thức thực hiện KHHGĐ của người dân chưa cao. Năm 2000, cả xã có 810 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, số con bình quân của một phụ nữ từ 4-5 con. Con đông, đời sống của đại đa số gia đình chật vật, không có thời gian chăm lo sức khỏe cho bản thân. Tỉ lệ phụ nữ tham gia khám bệnh phụ khoa định kỳ rất thấp, chỉ 35%; số phụ nữ mắc bệnh phụ khoa cao, tỉ lệ các cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai thấp, tỉ lệ sinh con thứ 3 và tỉ lệ phát triển dân số tự nhiên cao hơn hẳn các địa phương khác. Đứng trước thực trạng đó, được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp, sự phối hợp đồng bộ của các ban, ngành, đoàn thể, đơn vị, địa phương, ngành dân số đã tiến hành phân loại, nắm rõ đặc điểm tình hình của từng thôn để tổ chức thăm và tư vấn CSSKSS/KHHGĐ trực tiếp hộ gia đình. Lúc bấy giờ có một số thôn tỉ lệ sinh con thứ 3 cao, rất khó khăn đối với những người làm công tác dân số trong tiếp cận và tư vấn.
“Thông qua các buổi họp, lồng ghép vào các buổi sinh hoạt của đoàn thể địa phương, cán bộ chuyên trách và cộng tác viên dân số tư vấn trực tiếp đến tất cả các đối tượng trong gia đình. Có những gia đình vẫn còn tư tưởng sinh con thứ 3 trở lên, thích sinh con trai, hoặc trông chờ, ỷ lại chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước, khi vừa thấy chúng tôi đến, họ liền đóng sập cửa không cho vào nhà, hoặc mời vào nhưng rất khó thuyết phục họ thực hiện KHHGĐ. Đây là khó khăn, thách thức lớn đối với những người làm công tác dân số. Với phương châm “mưa dầm thấm lâu”, chúng tôi kiên trì gặp từng đối tượng trong gia đình để tư vấn, giúp họ hiểu rõ hơn sinh con ít là tốt cho gia đình. Dần dần, nhiều gia đình hiểu ra và chấp nhận đi đình sản hoặc dùng biện pháp tránh thai hiện đại, cam kết không sinh thêm con thứ 3”, chị Hà Thị Mỹ Linh chia sẻ.
Sau nhiều năm nỗ lực thực hiện, đến nay, mô hình thăm và tư vấn tại hộ gia đình về công tác dân số-KHHGĐ đạt nhiều kết quả cao hơn hẳn so với trước đây, tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của người dân. Nhiều cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ nhiệt tình tham gia phong trào xây dựng thôn không có người sinh con thứ 3 trở lên và tự nguyện ký cam kết không sinh con thứ 3 trở lên, lựa chọn biện pháp tránh thai phù hợp, khám sức khỏe sinh sản định kỳ... Hiện tỉ lệ phụ nữ khám phụ khoa ở xã đạt 90% kế hoạch; tỷ lệ các cặp vợ chồng sử dụng biện pháp tránh thai đạt gần 80%; tỉ suất sinh từ 1,16‰ giảm xuống còn 0,8‰; tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên từ 28% năm 2001 đến nay còn 20,1%...
Việc thực hiện mô hình thăm và tư vấn hộ gia đình về dân số-KHHGĐ ở xã Cam Thành đã giúp người dân nâng cao hiểu biết, ý thức trách nhiệm của mình và tích cực tham gia vào công tác CSSKSS/KHHGĐ, nhất là đối với các cặp vợ chồng trẻ có kế hoạch sinh con hợp lý, thực hiện mô hình ít con; chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình, phát triển kinh tế. Đây cũng là điều kiện để nâng cao vị thế của người phụ nữ, thực hiện có hiệu quả Luật Bình đẳng giới; góp phần thực hiện tốt các tiêu chí xây dựng nông thôn mới gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Bài, ảnh: KÔ KĂN SƯƠNG
(Nguồn http://t4gquangtri.vn)