[6] [dansohungnguyen] [slider-top-big] []
You are here: Home / , 11 TÁC HẠI BÊN NGOÀI GÂY NGUY HIỂM ĐẾN THAI NHI

11 TÁC HẠI BÊN NGOÀI GÂY NGUY HIỂM ĐẾN THAI NHI

Nếu các bà mẹ mang bầu không chú ý và cẩn thận thì một số tác động sau sẽ gây nguy hiểm cho thai nhi ngay từ khi còn trong bụng mẹ”
1. Bức xạ: Tiếp xúc với bức xạ, chẳng hạn như chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính(CT) sẽ khiến bà bầu phải đối mặt với nguy cơ sẩy thai, thai nhi chậm phát triển tinh thần. Mức độ ảnh hưởng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như liều chiếu xạ, tần suất chiếu và tuần tuổi của thai nhi. Liều bức xạ càng cao thì nguy cơ càng lớn.
Ảnh: Minh họa
2. Tiếng ồn: Tiếng ồn là một trong những điều khiến thai nhi sợ nhất. Khi được 6 tháng tuổi, thai nhi đã bắt đầu nghe được âm thanh từ thế giới bên ngoài. Những tiếng động lớn, đột ngột có thể làm cho em bé sợ hãi. Tiếng ồn về lâu, về dài sẽ làm cho thai nhi cảm thấy khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sự phát triển của thính giác.
3. Chấn động mạnh: Phụ nữ khi mang thai nếu bị té ngã, tai nạn.v.v…có thể bị vỡ ối non, đứt nhau thai, vỡ tử cung và nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Ngay cả khi lực tác động không quá nghiêm trọng, nhưng thai nhi cảm thấy tác động đột ngột cũng được coi là chấn động mạnh.
4. Mẹ bị dị ứng thức ăn cao: Một tỷ lệ cao trẻ em hiện đại bị mắc các chứng dị ứng có liên quan chặt chẽ đến di truyền. Những người mẹ bị dị ứng thức ăn quá nhiều khi mang thai, có thể khiến cho các thai nhi bị mắc chứng dị ứng khi sinh ra cao hơn so với thai nhi của những người mẹ bình thường khác.
5. Rượu và thuốc lá: Mẹ bầu uống nhiều rượu có thể làm chậm sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi, thần kinh bất thường, biến dạng và nguy cơ chậm phát triển trí tuệ. Trong khi đó, thuốc lá cũng có thể gây ra những tác động vô cùng nặng nề như trẻ sinh ra nhẹ cân, sinh non, thai chết lưu.v.v…Do đó, có thể nói, rượu và thuốc lá là kẻ thù nguy hiểm đối với sự phát triển của thai nhi.
6. Lo lắng, trầm cảm: Nhiều thai phụ trong thời gian mang thai thường lo lắng cho sức khoẻ của thai nhi, lại chưa kịp thích ứng với vai trò mới…nên dễ nảy sinh tâm lý lo âu dẫn đến trầm cảm. Nếu thai phụ có những rối loạn cảm xúc trong một thời gian dài có thể khiến thai nhi chậm phát triển. Sau khi sinh ra, trẻ cũng có xu hướng có tính khí xấu, dễ bị bệnh, cáu bẳn, khó chịu, hay khóc thậm chí mắc các bệnh về cảm xúc.
7. Thú “Cưng” trong nhà: Vật nuôi trong nhà, đặc biệt là phân mèo có thể truyền nhiễm Toxoplasma gondii cho thai phụ khi gần gũi. Nếu phụ nữ mang thai bị nhiễm Toxoplasma gondii thì thai nhi có nguy cơ dễ bị dị tật. Chậm phát triển trí não.
8. Thiếu cẩn trọng khi dùng “thuốc”: Thuốc là một trong những điều ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của thai nhi. Bởi vì sự thiếu cẩn trọng khi sử dụng thuốc trong thời gian mang thai có thể gây dị tật thai nhi, phát triển các cơ quan bất thường, thậm chí tử vong.
9. Người mẹ không khoẻ mạnh: Bà mẹ khoẻ mạnh sẽ nuôi dưỡng những bé khoẻ mạnh. Trái lại nếu bà mẹ không khoẻ mạnh, chẳng hạn như bà mẹ mang thai mắc bệnh huyết áp, tiểu đường thì có thể gây ra những bất thường của thai nhi, thậm chí có nguy cơ tử vong cao. Ngay cả khi người mẹ không có bệnh rõ ràng, nhưng nếu có những thói quen không tốt như thức khuya, lười lao động, làm việc quá sức.v.v…thì “Môi trường sống” bên trong của thai nhi cũng không được tốt.
10. Mẹ suy dinh dưỡng: Hầu hết phụ nữ mang thai đều dư thừa chất dinh dưỡng, nhưng một số ít trong đó lại bị suy dinh dưỡng và đó là một trong những điều ảnh hưởng tới sức khoẻ của thai nhi. Bà mẹ mang thai bị suy dinh dưỡng hoặc giảm cân quá mức có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và sự trao đổi chất giữa mẹ và thai nhi. Sự thiếu hụt dinh dưỡng sẽ khiến trẻ dễ bị rối loạn phát triển, suy giảm trí tuệ, dị tật ống thần khinh..v.v…
11.Mệt mỏi khi đi du lịch đường dài: Làm việc quá sức hoặc đi du lịch trên quảng đường dài khiến cho bà bầu không những không thể thư giãn mà còn dễ gây sinh non.

 Sưu tầm: Phan Thị Tuyết

Viên chức Dân số - KHHGĐ xã Hưng Mỹ