[6] [dansohungnguyen] [slider-top-big] []
You are here: Home / , GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ DÂN SỐ-KHHGĐ HƯNG PHÚC

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ DÂN SỐ-KHHGĐ HƯNG PHÚC


1.Vị trí địa lý, địa giới.
Bản đồ vệ tinh xã Hưng Phúc
Giáp với thành phố Vinh, Hưng Phúc vừa có sông lại có núi, là một xã nằm về phía nam của huyện Hưng Nguyên, phía bắc giáp xã Hưng Thịnh, phía nam giáp xã Hưng Châu, phía đông giáp xã Hưng Lợi, phía tây giáp xã Hưng Mỹ - Hưng Thắng. Có tỉnh lộ 558 chạy qua rất thuận lợi cho giao thông đi lại và giao lưu kinh  tế - xã hội giữa các xã trong huyện và với thành phố Vinh. Xã có diện tích tự nhiên 483,8 ha, trong đó diện tích canh tác là 289,2 ha, dân số có 3.695 người với 972 hộ sống trên địa bàn 9 xóm và dọc ven đường 558, trong đó 3 xóm có bà con theo đạo Thiên chúa giáo và sinh hoạt trên 2 họ nhà thờ họ Nhân Hòa và họ Đoài Yên, người dân chủ yếu sống bằng nghề nông và một số ngành nghề dịch vụ khác.

2. Đặc điểm tình chính trị, kinh tế xã hội:
a. Về chính trị:
Đảng bộ có 254 đảng viên sinh hoạt tại 12 chi bộ, bao gồm 9 chi bộ nông thôn và 3 chi bộ của 3 trường học. Các chi bộ luôn đề cao vai trò lãnh đạo của mình, chủ trương, nghị quyết của cấp trên được cấp ủy Đảng triển khai chỉ đạo, kịp thời. Công tác đào tạo và phát triển đảng viên được Đảng ủy quan tâm, hàng năm có 80% chi bộ hoàn thành xất sắc nhiệm vụ. Đảng bộ 18 năm liền được đạt danh hiệu đảng bộ trong sạch vững  mạnh. Thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và phát huy quy chế dân chủ ở cơ sở. Đảng bộ đã quán triệt sâu rộng cho cán bộ, đảng viên và tất cả các tầng lớp nhân dân thông qua các hội nghị và hoạt động của báo cáo viên thông qua hệ thống truyền thanh của xã nên tất cả các hoạt động đều được công khai minh bạch, tăng cường lòng tin và sự đoàn kết thống nhất trong cán bộ đảng viên và nhân dân.
Đảng ủy, Chính quyền, Mặt trận và các tổ chức thành viên luôn quan tâm tạo điều kiện cho nhân dân tự do tín ngưỡng theo quy định của pháp luật. Đồng thời, động viên, giúp đỡ bà con giáo dân sống tốt đời đẹp đạo, kính chúa yêu nước nên phong trào đoàn kết lương giáo trong cộng đồng dân cư được giữ vững.
b. Về kinh tế:
Những năm gần đây do có nhiều yếu tố không thuận lợi như hạn hán, rét đậm, dịch bệnh, giá cả biến động, lạm phát, các mặt hàng nông sản phục vụ đời sống sản xuất và tiêu dùng tăng nhanh nên việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế gặp rất nhiều khó khăn.
Nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, chỉ đạo Chính quyền địa phương, nhân dân xã nhà đã biến khó khăn thành mục tiêu phấn đấu dành được nhiều kết quả quan trọng trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng.
Trong quá trình thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế  Nông –Lâm –Thủy sản theo hướng hàng hóa, phá thế độc canh, phát huy hiệu quả mô hình trang trại.... Hưng Phúc đã đạt được nhiều kết quả rất khả quan. Sản xuất nông nghiệp tăng nhanh tổng sản lượng đạt gần 3000 tấn/năm, kinh tế vườn được nhân dân chú trọng, phát triển. Chăn nuôi theo mô hình trang trại vừa và nhỏ cũng được người dân phát huy, các ao hồ, đầm, được bà con tận dụng mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản đem về một khoản thu nhập khá.
Bên cạnh phát triển sản xuất nông nghiệp, nhân dân còn mở mang ngành nghề như cơ khí, sửa chữa, mộc, nề, xây dựng... Song song với việc phát triển đa ngành nghề, xuất khẩu lao động ở nước ngoài của người dân hàng năm tăng mạnh đã đem về cho địa phương một khoản ngoại tệ lớn, đời sống người dân khá hẳn lên.
Nhìn chung nền kinh tế trên toàn xã đã có từng bước vững chắc không còn phụ thuộc hoàn toàn vào sản xuất nông nghiệp như trước đây nữa, thu nhập bình quân 14 triệu đồng/người/năm. Bên cạnh đó, chính quyền luôn phát huy nội lực xây dựng cơ sở hạ tầng. Đến nay trên toàn xã 100% các tuyến đường  xã – xóm đã được nhựa hóa và bê tông. Các trường học, Trạm y tế được xây dựng kiên cố. Trụ sở làm việc của Ủy ban nhân dân xã và Nhà Văn hóa được xây dựng mới kiên cố hiện đại.
c. Về Văn hóa – Xã hội, An ninh – Quốc phòng
 Cùng với việc phát triển kinh tế xã hội, xã Hưng Phúc chú trọng đến công tác Văn hóa - Xã hội. Xã  tổ chức thường xuyên các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao như giải cầu lông, bóng đá...Phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư được nhân dân hưởng ứng tích cực. Toàn xã có trên 80% gia đình đạt gia đình văn hóa, có 7/9 xóm được công nhận “Làng văn hóa.”
Công tác truyền thanh cơ sở thường xuyên duy trì hoạt động. Thông qua đài truyền thanh, những chủ trương của Đảng và Nhà nước tuyên truyền xuống tận từng thôn xóm, người dân. Nhờ đó mà người dân nắm bắt thông tin kịp thời.
Sự nghiệp giáo dục, đào tạo cũng đạt được nhiều thành tích đáng kể. Thực hiện chủ trương của Bộ giáo dục và đào tạo về “4 không” đã được Cấp ủy, Chính quyền quan tâm, nhân dân đồng tình hưởng ứng tích cực. Nhờ đó mà chất lượng dạy và học ngày một nâng cao, trường Mầm non và trường Tiểu học Hòa Bình đạt chuẩn Quốc gia.Trong đó trường tiểu học Hòa Bình đạt chuẩn giai đoạn 2.
Công tác bảo vệ sức khỏe nhân dân, công tác bảo vệ môi trường và phòng chống dịch bệnh được Trạm y tế quan tâm và coi đây là việc làm thường xuyên. Trạm y tế luôn giữ vững Trạm chuẩn Quốc gia về Y tế. Có gần 90% số hộ dùng nước sinh hoạt bằng nước máy. 
Công tác An ninh – Quốc phòng được giữ vững, duy trì tốt an toàn làm chủ sẵn sàng chiến đấu, phối hợp tuần tra canh gác đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Thường xuyên kiên quyết đấu tranh phòng chống các loại tội phạm và tích cực tuyên truyền vận động nhân dân tố giác tội phạm.
Những thành quả mà cán bộ và nhân dân xã Hưng Phúc đã đạt được đang hứa hẹn một Hưng Phúc đi đầu trong phong trào xây dựng “Nông Thôn Mới”.
3. Quá trình hình hành và phát triển công tác  Dân số  - kế hoạch hóa gia đình xã:
Trong quá trình hình thành và phát triển từ năm 1993- nay, công tác dân số đã có sự tác động tích cực đến sự  phát triển kinh tế xã hội của địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo. Mức sinh cơ bản được khống chế và duy trì chỉ dao động từ 12 -18%o, tỉ lệ  sinh con thứ 3 trở lên giảm đáng kể, chất lượng cuộc sống cao hơn, tỉ lệ hộ nghèo hàng năm được giảm, hộ gia đình văn hóa, làng văn hóa hàng năm được phát triển. Các vấn đề về an sinh xã hội, chăm sóc phụng dưỡng và chế độ đãi ngộ đối với người cao tuổi được chú trọng hơn.
Tỉ lệ bà mẹ mang thai được thăm khám và tư vấn về chăm sóc thai nghén và nuôi con nhỏ trở thành nhu cầu thiết yếu của mỗi gia đình, trẻ em được tiêm phòng đầy đủ và giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng hàng năm. Phụ nữ được tư vấn cấp phát các phương tiện tránh thai, được khám và tư vấn điều trị các bệnh về đường sinh sản, giúp cho các cặp vợ chồng quyết định thời gian sinh con phù hợp với điều kiện của mình, gia đình ổn định cuộc sống.
          - Tỉ suất sinh từ 58%o năm 1960 xuống 38%o năm 1993 và từ năm 1993 đến năm 2000 là 10,2%o; Năm 2003  - đến nay cơ bản ổn định và dao động chỉ 13 - 19%o.
- Tỉ lệ sinh con thứ 3+ giảm từ 18% năm 1993 xuống 8,1% năm 2000; năm 2008 :14%  xuống còn 10,8 % năm 2013.
- Bình quân một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có từ 3,6 con năm 1993 giảm xuống 1,8 con năm 2000; Năm 2008 là 1,7 con đến năm 2013 là 2,5 con.
- Tỉ số giới tính khi sinh là 106 bé trai /100 bé gái năm 1993, năm 2008 là 113BT/100 BG; năm 2013 145BT/100 BG;
- Tỉ lệ các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng các BPTT hiện đại tăng lên hàng năm: năm 1993 đạt 58% ; năm 2000 đạt 65% ; năm đạt 2008  86% và năm 2013 đạt 89% .
- Tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng  giảm rõ rệt năm 1993 là 48%; năm 2003 là 30% năm 2008 là 18 %; năm 2013 là 10,5 % 
4.  Quá trình hình thành và tổ chức bộ máy từ khi thành lập cho đến nay:
- Ban Dân số - Kế hoạch hóa gia đình xã  được ra đời và thành lập từ năm 1993, do đồng chí  Phạm Hồng Châu chủ tịch UBND xã làm trưởng ban, đồng chí Nguyễn Thị Hường chuyên trách dân số làm phó ban trực và 12 thành viên bao gồm trưởng các ban ngành đoàn thể cấp xã và một số chức danh khác.
- Đến năm 1998 đồng chí Nguyễn Thị Hường đi làm kinh tế mới đồng chí Nguyễn Thị Nga được ủy ban nhân dân xã điều động làm cán bộ chuyên trách thay thế.
- Năm 2001 Ban dân số xã được kiện toàn gồm 13 thành viên do đồng chí cố chủ tịch Nguyễn Văn Tiến làm trưởng ban và đồng chí Nguyễn Thị Nga tiếp tục làm chuyên trách
- Năm 2003 Ban Dân số xã đổi tên thành Ban Dân số - Gia đình và Trẻ em theo quy định của Ủy ban Dân số - Gia đình – Trẻ em các cấp. Ban Dân số - Gia đình và trẻ em thực hiện nhiệm vụ trên cả 3 lĩnh vực Dân số - Gia đình- Trẻ em.
- Tháng 6/2006 Ban Dân số - Gia đình và Trẻ em thay đổi cán bộ chuyên trách, đồng chí Dương Thị Mơ được bổ nhiệm làm cán bộ  chuyên trách thay thế đồng chí Nguyễn Thị Nga thuyên chuyển vị trí công tác.
- Năm 2008 Ban Dân số xã kiện toàn theo Thông tư 05/2008/BYT ngày 14/5/2008 của Bộ Y tế và quyết định số 38/2008/QĐ-UBND ngày 29/7/ 2008 của chủ tịch UBND Tỉnh Nghệ An. Ban Dân số - Gia đình - Trẻ em xã lại quay về với tên gọi ban đầu đó là Ban Dân số - Kế hoạch hóa gia đình do đồng chí Nguyễn Thanh Sâm chủ tịch UBND xã làm trưởng ban, đồng chí Dương Thị Mơ chuyên trách Dân số làm phó ban trực, đồng chí Trưởng Trạm y tế phó ban và 12 thành viên bao gồm trưởng các ban ngành đoàn thể cấp xã và các chức danh chuyên môn khác.
- Từ tháng 9/2013 đồng chí Dương Thị Mơ được tuyển dụng thành viên chức Dân số xã theo Nghị  quyết 53/2012/NQ-HĐND ngày 13/7/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An và quyết định 77/ 2012 /QĐ-UBND Ngày 19/10/ 2012 của UBND tỉnh Nghệ An về việc bố trí cán bộ chuyên trách Dân số - Kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn toàn tỉnh .
- Ở 9/9 xóm có đội ngũ cộng tác viên thực hiện chức năng nhiệm vụ được phân công trên địa bàn.
- Thành phần Ban chỉ đạo công tác Dân số -Kế  hoạch hóa gia đình xã Hưng Phúc hiện nay:
TT
Họ Và Tên
Chức vụ
Cơ cấu
1
Nguyễn Thanh Sâm
Chủ tịch UBND
Trưởng ban
2
Dương Thị Mơ
Chuyên trách DS
Phó ban trực
3
Trần Thị Nguyên
Trưởng trạm y tế
Phó ban
4
Phạm Thị Lam
CB Văn Phòng UB
Thành viên
5
Nguyễn Văn Hưng
CB Văn hóa
Thành viên
6
Hồ Xuân Trực
CB Văn phòng TK
Thành viên
7
Phạm Thị Hiệp
CB Tài chính - Kế toán
Thành viên
8
Dương Thái Lan
CB Tư pháp
Thành viên
9
Nguyễn Phúc Bằng
Chủ tịch Mặt trận
Thành viên
10
Nguyễn Thành Miên
Chủ tịch Nông dân
Thành viên
11
Nguyễn Văn Cẩm
Chủ tịch CCB
Thành viên
12
Dương Thị Hòa
Chủ tịch Phụ nữ
 Thành viên
13
Nguyễn Văn Học
Bí thư Đoàn TN
Thành viên
14
Nguyễn Văn Bắc
Trưởng Công an
Thành viên


BCĐ thực hiện công tác Dân số-KHHGĐ xã Hưng Phúc

5. Những thành tích khen thưởng đạt được:
Trong quá trình thành lập và hoạt  động của Ban Dân số xã Hưng Phúc đã đạt được những thành tích:
- Cấp xã:
+ Năm 2005: Chủ tịch UBND huyện tặng giấy khen về “Xã có thành tích xuất sắc trong công tác Dân số - Gia đình – Trẻ em”
+ Năm 2007: Chủ tịch UBND huyện tặng giấy khen về “Xã có thành tích xuất sắc trong công tác Dân số -Gia đình và Trẻ em”
+ Năm 2007: Chủ tịch UBND tỉnh tặng giấy khen về “Xã phường phù hợp với trẻ  em”
+ Năm 2010: Giám đốc Sở Y tế tặng giấy khen về “Xã có thành tích xuất sắc trong công tác Dân số- Y tế”
- Cấp xóm:
+ Năm 2006:  Xóm 2, xóm 4, xóm 3, xóm 1 được Chủ tịch UBND huyện tặng giấy khen về thành tích  “Xóm 2 năm liên tục không có người sinh con thứ 3 trở lên”.
+ Năm 2007: Xóm 3, xóm 1 được Chủ tịch UBND huyện tặng giấy khen về thành tích  “Xóm 2 năm liên tục không có người sinh con thứ 3 trở lên”.
+ Năm 2008:  Xóm 5, xóm 7 được Chủ tịch UBND huyện tặng giấy khen về thành tích  “Xóm  2 năm liên tục không có người sinh con thứ 3 trở lên”
+ Năm 2010: Xóm 1, xóm 3 được Chủ tịch UBND huyện tặng giấy khen về thành tích  “Xóm 5 năm liên tục không có người sinh con thứ 3 trở lên”
+ Năm 2010: Xóm 6, xóm 8 được Chủ tịch UBND huyện tặng giấy khen về thành tích “Xóm 2 năm liên tục không người sinh con thứ 3 trở lên”
+ Năm 2012: Xóm 2 được Chủ tịch UBND huyện tặng giấy khen về thành tích “Xóm 2 năm liên tục không có người sinhcon thứ 3 trở lên”

Nguồn của Ban chỉ đạo thực hiện công tác Dân số -KHHGĐ xã Hưng Phúc
                                                           --------------