[6] [dansohungnguyen] [slider-top-big] []
You are here: Home / , HƯNG NGUYÊN: Sau một năm thực hiện Chỉ thị 09-CT/TU ngày 19/9/2012 của BTV Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo về tiếp tục đẩy mạnh công tác Dân số-KHHGĐ trong tình hình mới trên địa bàn huyện

HƯNG NGUYÊN: Sau một năm thực hiện Chỉ thị 09-CT/TU ngày 19/9/2012 của BTV Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo về tiếp tục đẩy mạnh công tác Dân số-KHHGĐ trong tình hình mới trên địa bàn huyện

Trước tình hình có những đột biến bất thường trong thực hiện chính sách Dân số-KHHGĐ của năm 2012,  Ban Thường vụ Huyện ủy đã ban hành Thông tri số 08-Ttr/HU, ngày 16 /10/2012 của BTV Huyện ủy hướng dẫn thực hiện chỉ thị 09-CT/TU, ngày 19/9/2012 của Ban thường vụ Tỉnh ủy; UBND huyện đã ban hành Kế hoạch số 101/KH-UBND, ngày 02/11/2012 của UBND huyện Hưng Nguyên về thực hiện Chỉ thị số 09/CT-TU ngày 19/9/2012 của BTV Tỉnh Ủy về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TU, ngày 26/6/2009 của BTV Tỉnh Ủy về tiếp tục đẩy mạnh công tác Dân số - KHHGĐ trong tình hình mới; Hội đồng nhân dân huyện Hưng Nguyên đã có Nghị quyết số 32/2012/NQ-HĐND, ngày  19/12/2012  quy định một số chính sách Dân số-kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn huyện Hưng Nguyên và Quyết định số 01/2013/QĐ-UBND, ngày 28/01/2013 của UBND huyện về việc quy định một số chế độ, chính sách về Dân số-KHHGĐ trên địa bàn huyện Hưng Nguyên; Sau một năm năm tổ chức thực hiện quyết liệt cho thấy nổi bật một số kết quả sau:
Đ/c Nguyễn Kim Bảng, Giám đốc Trung tâm Dân số-KHHGĐ huyện báo cáo kết quả
sau một năm Thực hiện chỉ thị 09 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện
Nghị quyết 20 của BTV tỉnh ủy Nghệ An về thực hiện chính sách Dân số-KHHGĐ - ảnh: Cao Nhung
- Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, giáo dục vận động trong lãnh đạo các cấp, các ngành, cán bộ đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối, chỉ thị, nghị quyết, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước ban hành về chính sách Dân số-KHHGĐ, đặc biệt về nội dung các văn nói trên bằng nhiều hình thức cụ thể. Tổ chức chương trình đối thoại trực tiếp thành công diễn đàn Dân số - KHHGĐ với chủ đề: “ Dân số Hưng Nguyên: Những thách thức và giải phápvới tổng số hơn 500 người tham gia. Phát trên hệ thống truyền thanh cơ sở hơn 1.380 lượt vào thứ 5 hàng tuần. Toàn huyện có hơn 1.330 câu khẩu hiệu bờ tường, bờ rào, áp pích, pano về thông điệp Dân số-KHHGĐ từ huyện đến tận xóm, khối đảm bảo chất lượng (mỗi xóm, khối ít nhất 5 câu khẩu hiệu). Tổ chức gần 600 cuộc truyền thông tư vấn cộng đồng, tư vấn nhóm, nói chuyện chuyên đề về các chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật Nhà nước về Dân số-KHHGĐ, các nội dung chuyển đổi hành vi trong công tác Dân số-KHHGĐ. Ra mắt và đi vào hoạt động trang thông tin điện tử "Dân số Hưng Nguyên" ( địa chỉ: dansohungnguyen.com), đây chính là kênh thông tin để chuyển tải những chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật Nhà nước về Dân số-KHHGĐ, kết quả đạt được, các hoạt động truyền thông vận động về công tác Dân số-KHHGĐ trên địa bàn huyện được đông đảo người tray cập theo dõi. Toàn huyện có 90 CLB tổ chức sinh hoạt định kỳ, thu hút 4.640 hội viên tham gia.
- Đến nay có 100% cơ quan, đơn vị tổ chức ký cam kết cho cán bộ, CNVC và 96,5% các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ trên địa bàn huyện thực hiện ký cam kết theo Quyết định số 76/2012/QĐ-UBND, ngày 19/10/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An;
 - Tổng số sinh trong năm 1.739 cháu, giảm 275 cháu so với 2012. Trong đó, số trẻ sinh ra là con thứ 3 trở lên:  327 cháu, giảm 32 cháu so năm 2012. Số xóm, khối không sinh con thứ 3+: 96 xóm, tăng 12 xóm, khối so 2012; Trong đó nổi bật nhất là xóm 2 xã Hưng Tân có 20 năm liên tục không có người sinh con thứ 3 trở lên; Tỷ số giới tính khi sinh là: 124 bé trai/100 bé gái (năm 2012 là 137 bé gái/100 bé trai). Tỷ suất tăng dân số tự nhiên: 10,6 %o; Tỷ lệ phát triển dân số đạt: 1,12 %; Tổng tỷ suất sinh: 2,05 con/1 người phụ nữ trrong độ tuổi sinh đẻ.
Những việc làm và kết quả cụ thể nói trên khẳng định dưới sự lãnh đạo kiên quyết và sự chỉ đạo quyết liệt của chính quyền các cấp, các ngành, các toàn thể, của toàn bộ hệ thống chính trị và đặc biệt là sự đồng thuận của toàn thể nhân dân đã có bước chuyển biến rõ nét.
Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại không ít; đó là:
- Một số cấp ủy, chính quyền cơ sở chưa thực sự quan tâm, đến nay vẫn chưa có văn bản cụ thể hóa Nghị quyết, quyết định của cấp trên; tổ chức thực hiện chưa nghiêm túc;
- Kết quả ký cam kết theo Quyết định số 76/2012/QĐ-UBND, ngày 19/10/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An cao nhưng vi phạm vẫn cứ vi phạm; thâm chí một số d[n vị chưa làm tốt việc ký cam kết.
- Việc chấp hành chính sách Dân số - KHHGĐ trên địa bàn huyện tuy đã có phần chuyển biến nhưng ở mức độ vẫn còn chậm. Tỷ lệ sinh con thứ 3 vẫn còn cao: 18,8%; Tình trạng vi phạm chính sách Dân số-KHHGĐ vẫn còn nhiều, trong số 327 là con thứ 3 trở lên có con thứ 4: 65 cháu, con thứ 5: 20 cháu, con thứ 6: 5 cháu; con thứ 7: 3 cháu, con thứ 10: 1 cháu (chủ yếu ở các xã Hưng Yên Nam, Hưng Yên Bắc và Hưng Trung); có 24 cán bộ, đảng viên vi phạm:Trong đó:  9 giáo viên công tác trên địa bàn huyện; 2 sỹ quan ở huyện đội Hưng Nguyên, 1 làm việc tại Trạm y tế xã; 1 ở bưu điện huyện, 3 kế toán (Hưng Lợi, Hưng Thông, Hưng Yên Bắc), 1 Bí thư đoàn xã Hưng Thông; Việc chỉ đạo thực hiện xử lý vi phạm chưa nghiêm.
- Nguồn lực đầu tư lĩnh vực Dân số - KHHGĐ còn hạn hẹp; Chi phí hành chính không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của công tác Dân số-KHHGĐ hiện nay. Đội ngũ cán bộ chuyên trách cấp xã còn giao động về ổn định tổ chức, chế độ đãi ngộ còn bất cập, chưa đáp ứng với chức năng nhiệm vụ được giao.
- Quá trình thực hiện tuy có sự phối hợp nhưng một số ngành vẫn chưa quán triệt thực hiện nghiêm túc chủ trương, chính sách quy định về Dân số-KHHGĐ; như vi phạm chính sách Dân số-KHHGĐ vẫn chưa xử lý đúng mức; vẫn được công nhận xếp loại đơn vị xuất sắc, đơn vị văn hóa, gia đình văn hóa..... làm cho công tác Dân số-KHHGĐ trong quá trình thực hiện gặp không ít khó khăn.
Để phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại nói trên; trong thời gia tới cần tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau đây:
1. Tiếp tục quán triệt sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối, Chỉ thị, Nghị quyết, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước ban hành về chính sách Dân số-KHHGĐ. Đặc biệt là các văn bản của cấp tỉnh và huyện đã ban hành phải được các cơ quan, đơn vị và các cơ sở cụ thể hóa sát đúng tình hình của đơn vị mình để tổ chức thực hiện có hiệu quả.
2. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, để phát huy những kết quả đạt được, đồng thời khắc phục kịp thời những thiếu sót  còn xẩy ra đối với đơn vị mình trong công tác Dân số-KHHGĐ. Chú ý tập trung những đơn vị còn có mức sinh cao, sinh con thứ 3 trở lên....; những đơn vị lãnh đạo cơ sở chưa chú trọng đến công tác Dân số-KHHGĐ.
3. Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, giáo dục vận động trong lãnh đạo các cấp, các ngành và mọi tầng lớp nhân dân chuyển đổi hành vi về Dân số-chăm sóc sức khỏe sinh sản-KHHGĐ bằng nhiều hình thức linh hoạt, đa dạng, phong phú và hấp dẫn nhằm xã hội hóa về công tác Dân số - KHHGĐ.
4.Trung tâm Dân số-KHHGĐ huyện, Cán bộ chuyên trách Dân số-KHHGĐ phải phát huy vai trò của mình trong việc cung cấp thông tin, tham mưu, vận động, đề xuất các giải pháp nhằm triển khai thực hiện tốt các nội dung công tác Dân số-KHHGĐ.
5. Tăng cường cung cấp các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ đến các đối tượng kịp thời, đáp ứng nhu cầu lựa chọn của đối tượng. Hàng năm, tập trung thực hiện có hiệu quả Chiến dịch “Tăng cường truyền thông vận động lồng ghép dịch vụ Dân số/CSSKSS/Kế hoạch hóa gia đình” tại các vùng đông dân có mức sinh cao, vùng giáo dân. Cung ứng các phương tiện tránh thai một cách hợp lý, đầy đủ, kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cơ sở; Triển khai chương trình tiếp thị xã hội phương tiện tránh thai có hiệu quả.
6. Tổ chức triển khai và thực hiện có hiệu quả các đề án như: Đề án sàng lọc trước sinh và sơ sinh; Đề án giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh; Đề án truyền thông vùng giáo; Đề án chăm sóc SKSS Vị thành niên, thanh niên... Trong đó, hàng năm tổ chức đánh giá kết quả thực hiện và nhân rộng địa bàn.
7.Tăng cường đầu tư ngân sách và quản lý sử dụng các nguồn lực chương trình Dân số - KHHGĐ
Các cấp, các ngành xác định quan điểm về đầu tư cho công tác Dân số - KHHGĐ là đầu tư cho phát triển và mang lại lợi ích trực tiếp về Kinh tế - Xã hội. Các xã, thị trấn có kế hoạch bố trí ngân sách thêm hàng năm đảm bảo cho thực hiện tốt nhiệm vụ và nâng cao, mở rộng chương trình Dân số-KHHGĐ tại địa phương. Đồng thời tích cực huy động các nguồn viện trợ và đóng góp của nhân dân để không ngừng mở rộng và nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện chương trình Dân số - KHHGĐ./.
KIM BẢNG

Giám đốc Trung tâm Dân số-KHHGĐ huyện