[6] [dansohungnguyen] [slider-top-big] []
You are here: Home / , Dân số Hưng Yên Nam - Cần nhiều bước đi mới trong thời gian tới

Dân số Hưng Yên Nam - Cần nhiều bước đi mới trong thời gian tới

I, Vị trí địa lý và địa giới
Hưng Yên Nam là xã có địa bàn rộng với địa hình bán sơn địa nghiêng dần từ Tây sang Đông. Cách trung tâm huyện Hưng Nguyên 12 km về phía Bắc. Địa giới hành chính tiếp giáp: Phía Đông giáp với xã Nghi Vạn của huyện Nghi Lộc. Phía Tây giáp với xã Nam Xuân và xã Nam Lĩnh của huyện Nam Đàn. Phía Nam giáp với xã Hưng Tây của huyện Hưng Nguyên. Phía Bắc giáp với xã Hưng Yên Bắc của huyện Hưng Nguyên. Trên địa bàn xã có nhà thờ giáo họ Đồng Sơn là nơi sinh hoạt của bà con giáo dân.
Địa bàn xã nằm trên tuyến đường Nguyễn Văn Trỗi theo hướng Đông - Nam dài 22 km. Có đập Thạch Tiền với trữ lượng nước 1,6 triệu m3 phục vụ tưới tiêu cho hai xã Hưng Yên Bắc và Hưng Yên Nam. Hiện nay, đập Thạch Tiền đang được nhà nước đầu tư cải tạo nâng cấp trữ lượng nước lên 2,2 triệu m3. Trong tương lai đập Thạch Tiền là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn.
Tính chất đất đai cũng như địa hình của xã mang nhiều yếu tố đặc thù là bán sơn địa với diện tích là 1952,32 ha. Trong đó đất lâm nghiệp 780 ha. Đất trồng lúa, rau màu và thủy sản là 436 ha. Diện tích trồng chanh là 201 ha. Kết cấu ruộng vườn theo hình thức bậc thang tạo nên những thuận lợi nhất định.
- Thuận lợi: Địa hình rộng, có nhiều tiềm năng về tài nguyên rừng và khoáng sản như các mỏ đá, mỏ đất. Là một xã bán sơn địa có tiềm năng, diện tích nhiều loại thổ nhưỡng phù hợp với nhiều loại cây trồng, vật nuôi khác nhau. Có điều kiện sản xuất tập trung, chuyên canh tương đối thuận lợi. Tình hình an ninh trật tự luôn ổn định, bình quân thu nhập đầu người hàng năm đều tăng.
- Khó khăn: Là vùng có địa hình nhiều núi đồi nên thường xuyên xảy ra hạn hán, cháy rừng. Địa bàn rộng, dân trí còn có sự hạn chế nên việc tuyên truyền phổ biến các chủ trương chính sách gặp rất nhiều khó khăn.
II . Tình hình chính trị, kinh tế - xã hội
Hưng Yên Nam đến thời điểm 30/09/2013 có 1.538 hộ với  6.526 khẩu được phân bổ trên 14 xóm và 2 khu dân cư đang chuẩn bị thành lập đó là khu dân cư Xô Nổ, và khu dân cư Hòn Cọn. Tổng số đồng bào  theo đạo Thiên chúa là 4.478 nhân khẩu  chiếm trên 68,6%. Có 10 xóm và 2 khu dân cư là giáo dân gồm xóm 3, xóm 4, xóm 5, xóm 6A, xóm 6B, xóm 7A, xóm 7B, xóm 8A, xóm 8B, xóm 9 và khu dân cư Hòn Cọn, Xô Nổ. Trong đó có 9 xóm và 1 khu dân cư là giáo toàn tòng gồm xóm 4, xóm 5, xóm 6A, xóm 6B, xóm 7A, xóm 7B, xóm 8A, xóm 8B, xóm 9 và khu dân cư Xô Nổ.
* Về lĩnh vực chính trị:
Nâng cao chất lượng sinh hoạt của các cấp ủy, chi bộ và Đảng bộ phấn đấu được giữ vững Đảng bộ trong sạch vững mạnh, 80-100% chi bộ trong sạch vững mạnh, không có chi bộ yếu kém. Tăng cường sự lãnh đạo các cấp uỷ Đảng, chính quyền. Đồng thời luôn quan tâm tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo và vận động mọi Đảng viên, quần chúng giữ mối liên kết khối đại đoàn kết.
Thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, quản lý, sử dụng, luân chuyển và đánh giá cán bộ, gắn đánh giá cán bộ với công tác nhiệm vụ được giao. Nâng cao trình độ chính trị, trình độ chuyên môn, năng lực lãnh đạo và vai trò trách nhiệm đội ngũ cán bộ. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đặc biệt là cán bộ trẻ, tiếp tục ổn định tổ chức cán bộ giai đoạn tiếp theo. Để luôn đáp ứng tiêu chuẩn cán bộ theo quy định.Tiếp tục thực hiện việc chuẩn hóa đội ngũ cán bộ đảng, chính quyền các đoàn thể từ xã đến các thôn, xóm. Các tổ chức đoàn thể chính trị của xã luôn đạt danh hiệu tiên tiến trở lên.
Đảng bộ xã Hưng Yên Nam có 10 chi bộ trong đó có  8 chi bộ nông thôn 2 chi bộ khối trường học. Tổng số Đảng viên trong toàn Đảng bộ là 131 Đảng viên. Dưới sự chỉ đạo của BCH Đảng bộ và sự quản lý điều hành của chính quyền cùng với công tác vận động quần chúng của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội cùng với nỗ lực cố gắng của đội ngũ cán bộ và toàn thể nhân dân xã Hưng Yên Nam đang tích cực phát huy các lợi thế, tiềm năng tự lực, tự cường xây dựng quê hương ngày càng phát triển cùng chung tay xây dựng nông thôn mới.       
Tuy vậy do tình hình xã mới được chia tách từ xã Hưng Yên vào năm 2009 nên về cơ sở hạ tầng, các tiêu chí xây dựng nông thôn mới chỉ đạt 1/19 tiêu chí. Phấn đấu đến năm 2020 xã đạt 10/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
* Về lĩnh vực kinh tế: Sản xuất nông nghiệp được chú trọng, đặc biệt là việc trồng cây Chanh hằng năm đã đem lại năng suất và kết quả cao. Sự tìm kiếm việc làm và xuất khẩu lao động được mọi người quan tâm, hiện nay trên toàn xã có trên 130 người lao động đi xuất khẩu ở các nước trên thế giới và có khoảng trên 2.600  trong độ tuổi lao động đi làm ăn ở các khu vực trên mọi miền của đất nước nên đã tạo được nguồn thu đáng kể trong tỷ trọng thu nhập. Ngành nghề phụ được phát triển như nghề cơ khí, buôn bán v.v…Thu nhập bình quân đầu người năm 2012 đạt 12.500.000 đồng/người. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh từ 32% năm 2011 xuống còn 27% năm 2012. Đặc biệt lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản nhiều hạng mục công trình dự án được triển khai như: Nâng cấp tuyến điện hạ thế đảm bảo đủ nguồn điện sinh hoạt cho nhân dân và nâng cấp đập Thạch Tiền để đảm bảo nguồn nước cho sản xuất thuận lợi và phát triển. Và có mỏ đá Phước Thủy hàng năm đem lại một nguồn thu nhập cho địa phương.
* Về lĩnh vực văn hóa xã hội: Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư được mọi người quan tâm thực hiện, kết quả bình xét gia đình văn hóa năm sau cao hơn năm trước. Những kết quả tích cực như các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT đã trở thành các sinh hoạt thường xuyên trong mỗi địa bàn dân cư, các trường học. Hệ thống truyền thanh kỹ thuật số không dây, các cụm cổ động, panô, áp phích... đã được đầu tư nâng cấp cơ bản đạt chuẩn từ xã đến các xóm.
 Bên cạnh đó hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật của địa phương như: Trụ sở làm việc của xã còn tạm bợ, hệ thống các trường học chưa tập trung đặc biệt là trường mầm non còn phải mượn các nhà văn hóa xóm để trẻ học. Trạm y tế, bưu điện văn hóa xã còn đang sử dụng chung với xã Hưng Yên Bắc.
* Về lĩnh vực quốc phòng - an ninh: An ninh chính trị trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Công tác an ninh - quốc phòng được quan tâm đúng mực. Nhiệm vụ huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị, tư tưởng cho lực lượng vũ trang được thực hiện đầy đủ và nghiêm túc. Công tác quản lý quân dự bị động viên và gọi quân nhân lên đường nhập ngũ hàng năm đều  hoàn thành chỉ tiêu trên giao.
  III. Quá trình hình thành và phát triển của công tác Dân số -KHHGĐ
Công tác Dân số được hình thành và phát triển từ năm 1993, giai đoạn 1993 – 1994 được gọi là công tác Dân số- KHHGĐ. Trong giai đoạn này nội dung thực hiện chủ yếu là tuyên truyền, vận động, tư vấn cho nhân dân, các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ về chăm sóc sức khỏe sinh sản/ KHHGĐ. Thực hiện theo đường lối của Đảng, Pháp luật của nhà nước về Chăm sóc SKSS/KHHGĐ. Đảng ủy, chính quyền đã chỉ đạo và phát động phong trào hưởng ứng thực hiện tốt công tác Dân số-KHHGĐ. Qua công tác phát động đã được toàn thể nhân dân, đặc biệt là các đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ hưởng ứng sôi nổi. Tuy vậy, vẫn còn gặp nhiều khó khăn và thách thức với tỷ suất sinh 14,32 %0.  Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên là 38,6 % .Tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai  hiện đại là 58 %.
Đến năm 2003 mặc dù trong điều kiện hoạt động lĩnh vực Dân số - KHHGĐ đang có hướng tích cực. Tuy nhiên, công tác chăm sóc và giáo dục trẻ em đang có nhiều vấn đề nổi cộm. Từ năm 2005 – tháng 8 năm 2008  từ chỗ hoạt động một lĩnh vực Dân số- KHHGĐ, nay trở thành hoạt động ba lĩnh vực Dân số - Gia đình và Trẻ em tách riêng thành Ban Dân số- KHHGĐ. Bởi vậy, Đảng ủy, chính quyền địa phương đã tăng cường công tác chỉ đạo, lãnh đạo để tổ chức thực hiện nhiệm vụ. Công tác Dân số - KHHGĐ đã từng bước ổn định tỷ suất sinh có chiều hướng giảm xuống còn 13,95 %0 , tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên là 37,4 % ; tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai  hiện đại là 68 %.
Từ năm 2007 tỷ lệ sinh con thứ 3 tăng đột biến. Chất lượng dân số còn thấp chưa đáp ứng theo từng giai đoạn. Tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh có chiều hướng báo động. Chủ trương về chính sách để đáp ứng cho những người mà trước đây được coi là “ ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng” đã bắt đầu được Nhà nước quan tâm hơn.
Đến tháng 4 năm 2009,  xã Hưng Yên được chia tách thành 2 xã và xã Hưng Yên Nam được thành lập. Ban Dân số - KHHGĐ được kiện toàn mới và bước vào hoạt động theo quy chế. Bổ nhiệm cho 15 CTV Dân số - KHHGĐ cho 15 xóm, một cán bộ chuyên trách Dân số - KHHGĐ, có 1 Ban chỉ đạo thực hiện công tác Dân số -KHHGĐ.Từ đây, công tác Dân số - KHHGĐ được cập nhật triển khai đồng bộ, nhịp nhàng hơn. Cuối năm 2009, tỉ lệ sinh con thứ 3 đã có phần giảm, tỷ lệ các cặp vợ chồng chấp nhận sử dụng các biện pháp tránh thai cao hơn đạt 85%.
  Năm 2012, công tác Dân số - KHHGĐ đã phần được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ các cặp vợ chồng chấp nhận sử dụng các biện pháp tránh thai đạt 85%. Tỷ lệ sinh lên đến 22,03%0.  Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên tăng ở mức đáng báo động là 29,57%.
  Tóm lại, sau 20 năm triển khai thực hiện công tác Dân số - KHHGĐ trên địa bàn xã Hưng Yên Nam đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Bằng các giải pháp cụ thể : Hưng Yên Nam xác định quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo công tác Dân số- KHHGĐ là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, là chiến lược của Đảng để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - Văn hóa - Xã hội - An ninh - Quốc phòng của địa phương. Do đó đã tạo được dư luận xã hội và đã có sự chuyển biến trong nhận thức và hành động về hôn nhân và sinh đẻ của người dân. Các bà mẹ mang thai được chăm sóc tốt hơn, tỷ lệ chết mẹ và trẻ sơ sinh giảm dần. Tuổi thọ bình quân được nâng lên, các mô hình, đề án được triển khai bước đầu phát huy hiệu quả. Các dịch vụ tư vấn, chăm sóc SKSS/KHHGĐ ngày càng đáp ứng kịp thời.
Song bên cạnh đó xã Hưng Yên Nam vẫn còn những khó khăn nhất định như: Tình trạng sinh và sinh con thứ 3 trở lên hàng năm vẫn còn cao. Tỷ lệ đồng bào theo đạo Thiên chúa lớn nên rất khó khăn trong việc tuyên truyền vận động việc thực hiện chính sách Dân số - KHHGĐ, đặc biệt chưa xử lý được các trường hợp vi phạm sinh con thứ 3 trở lên.
 Với những khó khăn trên,  Ban Dân số - KHHGĐ xã đã đưa ra nhiều giải pháp.  Quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo công tác Dân số- KHHGĐ là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, là chiến lược của Đảng để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - Văn hóa - Xã hội - An ninh - Quốc phòng của địa phương. Tạo được dư luận xã hội và sự chuyển biến trong nhận thức và hành động về hôn nhân và sinh đẻ của người dân. Chăm sóc tốt hơn các bà mẹ mang thai. Giảm  tỷ lệ chết mẹ và trẻ sơ sinh. Xây dựng các mô hình, đề án về công tác Dân số- KHHGĐ giai đoạn 2013-2015 và những năm tiếp theo số được triển khai bước đầu phát huy hiệu quả. Các dịch vụ tư vấn, chăm sóc SKSS/KHHGĐ đáp ứng kịp thời nhu cầu của nhân dân..
IV. Bộ máy làm công tác Dân số-KHHGĐ ở xã.
* Từ 1993 đến nay bộ máy làm công tác Dân số có nhiều thay đổi
           - Về trưởng ban chỉ đạo thực hiện công tác Dân số - KHHGĐ:
Từ năm 1993 đến năm 1999:    Ông Nguyễn Đình Hồng (xã Hưng yên cũ)
                                                   Chủ tịch UBND xã làm Trưởng Ban
Từ năm 1999 đến năm 2004:    Ông Nguyễn Doãn Quỳnh (xã Hưng Yên cũ )
                                                             Chủ tịch UBND xã làm Trưởng Ban
Từ năm 2004 đến năm 2005 :   Ông Nguyễn xuân Hiệp (xã Hưng Yên cũ)
                                                             Chủ tịch UBND xã làm Trưởng Ban
Từ năm 2006 đến năm 2008:    Ông Trần Văn Dũng  (xã Hưng Yên cũ)
                                                  Chủ tịch UBND xã làm Trưởng Ban
Từ năm 2009 đến năm 2012 :    Ông Nguyễn Văn Hiền     
                                                             Chủ tịch UBND xã làm Trưởng Ban
Từ năm 2013 đến nay :             Ông Nguyễn Văn Hiền   
                                                             Phó Chủ tịch UBND xã làm Trưởng Ban
- Về  đội ngũ chuyên trách : 
          Từ năm 1993 đến năm 2009:     Ông Trần Văn Sửa (xã Hưng Yên cũ )
          Từ năm giữa 2009 đến nay:   Bà Hà Thị Hằng (làm chuyên trách Dân số - KHHGĐ từ tháng 1 năm 2009 đến nay. Trở thành viên chức Dân số - KHHGĐ vào ngày 03/09/2013 theo Quyết định của Chi Cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Nghệ An).
          - Về đội ngũ Cộng tác viên cơ sở xóm hiện nay gồm có:
TT
Họ Và Tên
Chỗ ở
CTV xóm
1
Trần Thị Liên
1
1
2
Hoàng Thị lý
2
2
3
Đậu Văn Thanh
3
3
4
Nguyễn Văn Phước
4
4
5
Phạm Trọng Đào
5
5
6
Nguyễn Thị Thủy
6A
6A
7
Nguyễn Viết Tương
6B
6B
8
Đinh Thị Hòa
7A
7A
9
Nguyễn Thanh Sơn
7B
7B
10
Hoàng Thị Trang
8A
8A
11
Phạm Thị Lý
8B
8B
12
Lê Thị Phượng
9
9
13
Nguyễn Thị Long
10
10
14
Hoàng Trọng Lân
11
11
15
Nguyễn Thị Hoạt
Xô Nổ
Xô Nổ
          Căn cứ vào Thông tư 05/ 2008/BYT, ngày 14/05/2008 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy Dân số- KHHGĐ ở địa phương; Quyết định số: 38/2008/QĐ- UBND, ngày 29/07/2008 của UBND tỉnh Nghệ An Ban hành quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy và biên chế của chi cục dân số- KHHGĐ tỉnh Nghệ An; Căn cứ Quyết Định số 496/ QĐ-SYT, ngày 07/07/2008 về việc phê duyệt đề án thành lập các đơn vị trực thuộc chi cục dân số- KHHGĐ tỉnh Nghệ An; căn cứ Công văn hướng dẫn liên ngành số 527/HD-SYT, ngày 10/04/2009 về việc thành lập ban chỉ đạo thực hiện công tác Dân số- KHHGĐ ở các cấp, đã quy định rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ, về quyền hạn tổ chức bộ máy từ huyện đến cơ sở như sau:
          

                        * Ban chỉ đạo thực hiện công tác Dân số-KHHGĐ  xã Hưng Yên Nam
          1. Vị trí chức năng.
          Ban chỉ đạo thực hiện công tác Dân số - KHHGĐ cấp xã là một tổ chức do UBND xã thành lập có chức năng tham mưu giúp UBND xã trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác dân số - KHHGĐ trên địa bàn xã.
          2. Nhiệm vụ quyền hạn.
          a. Tham mưu , phối hợp chỉ đạo, quản lý về quy mô Dân số, cơ cấu Dân số, chất lượng Dân số trên địa bàn. Xem xét đề xuất các chỉ tiêu kế hoạch, các dự án về công tác Dân số- KHHGĐ thuộc phạm vi quản lý để trình cấp trên có thẩm quyền phê duyệt.
          b. Tham mưu xây dựng kế hoạch hoạt động, xây dựng các quyết định, Nghị Quyết, chỉ thị, các chủ trương, chính sách của Đảng bộ, HĐND, UBND, về công tác Dân số- KHHGĐ trên địa bàn xã; Xây dựng các chương  trình, biện pháp, giải pháp huy động, phối hợp liên ngành trong lĩnh vực Dân số - KHHGĐ.
          c. Phối hợp chỉ đạo các ban,  ngành,  đoàn thể liên quan trong tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông, vận động, giáo dục, tư vấn về lĩnh vực Dân số - KHHGĐ.
          d. Phối hợp hướng dẫn, kiểm tra, tạo điều kiện và hỗ trợ hoạt động của các tổ chức trong ngành và thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực Dân số - KHHGĐ.
3. Thành phần ban chỉ đạo hiện nay:
           Thành phần ban chỉ đạo thực hiện công tác Dân số-KHHGĐ xã gồm:
TT
Họ Và Tên
Chức v đang làm
Đảm nhiệm
1
Nguyễn Văn Hiền
Phó Chủ tịch UBND
Trưởng Ban
2
Lê Văn Hữu
Trạm TrưởngY tế
Phó ban
3
Hà Thị Hằng
Viên chức Dân số-KHHGĐ
Phó ban
4
Thái Thị Huyền
Công chức Văn phòng
Ban viên
5
Lưu Văn Chiến
Công chức Kế Toán
Ban viên
6
Nguyễn Văn Hiếu
Công chức Văn hóa-xãhội
Ban viên
7
Ngô Thị Liên
Công chức Tư pháp
Ban viên
8
Nguyễn Thị Hóa
Chủ tịch  HLHPN                               
Ban viên
9
Nguyễn Ngọc Quế
Chủ tịch hội CCB                               
Ban viên
10
Nguyễn Văn Đường
Củ tịch  MTTQ xã                            
Ban viên
11
Võ Kim Hùng
Bí Thư Đoàn                              
Ban viên
12
Phan Bùi Nhì
Chủ tịch hội Nông dân                           
Ban viên
13
Trần Văn liệu
Trưởng công an 
Ban viên
14
Hồ Văn Thuận
Đài phát thanh
Ban viên

          IV. Thành tích khen thưởng
* Về tập thể
+ Năm 2009 Chủ tịch UBND huyện Hưng Nguyên tặng giấy khen cho nhân dân và cán bộ xã Hưng Yên Bắc có thành tích giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên.
* Về xóm:
Năm 2010 chủ tịch UBND huyện tặng giấy khen cho xóm 6A  hai năm liên tục không có người sinh con thứ 3 trở lên.
Năm 2010 chủ tịch UBND huyện Hưng Nguyên khen thưởng xóm 8B hai năm liên tục không có người sinh con thứ 3 trở lên.
Năm 2011 chủ tịch UBND huyện Hưng Nguyên khen thưởng xóm 11 hai năm liên tục không có người sinh con thứ 3 trở lên.
          Với đặc thù riêng của địa bàn trong thời gian tới các ban ngành đoàn thể cấp ủy Đảng chính quyền tiếp tục vào cuộc để xây dựng các chỉ tiêu kinh tế - văn hóa - xã hội,chuyển đổi diện mạo của đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao hơn nữa.  


 Nguồn : Ban chỉ đạo thực hiện công tác Dân số - KHHGĐ xã