[6] [dansohungnguyen] [slider-top-big] []
You are here: Home / , Những lợi thế và hạn chế trong công tác Dân số -KHHGĐ ở xã Hưng Châu

Những lợi thế và hạn chế trong công tác Dân số -KHHGĐ ở xã Hưng Châu

Dân số là một trong những yếu tố quyết định cho sự phát triển bền vững của đất nước. Công tác Dân số luôn được đảng bộ và nhân dân xã Hưng Châu xem là nhiệm vụ chiến lược làm nền tảng vững bền, cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Giải quyết vấn đề về Dân số được xem là khâu đột phá cho sự phát triển đi lên của xã, xác định rõ làm tốt công tác Dân số là một yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi con người, mỗi gia đình và toàn xã hội. Với phương châm “đầu tư cho công tác Dân số là đầu tư cho sự phát triển bền vững”, các các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể cùng vào cuộc.
Hưng Châu là một xã có bề dày lịch sử, là cái nôi của truyền thống cách mạng, lưu giữ nhiều nét đẹp văn hoá dân tộc, Đảng bộ và nhân dân xã Hưng Châu đã đạt được nhiều thành tựu vượt bậc trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh với niềm tự hào được công nhận đảng bộ nhiều năm liền trong sạch vững mạnh. Cán bộ và nhân dân xã Hưng Châu nhiều năm liền được Chủ tịch UBND huyện, Sở Y tế tỉnh Nghệ An khen thưởng xã giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên và làm tốt công tác Dân số -Kế hoạch hóa gia đình góp nhiều thành tích xuất sắc vào sự đi lên của xã.
Đ/c Nguyễn Thị Quý, Viên chức Dân số-KHHGĐ xã Hưng Châu
Thời gian qua mặc dù những khó khăn khách quan về nhiều mặt, nhưng dưới sự quan tâm lãnh đạo của cấp uỷ đảng, chính quyền, sự chỉ đạo của Trung tâm Dân số -Kế hoạch hóa gia đình huyện Hưng Nguyên, sự phối hợp của các ban ngành đoàn thể, sự cống hiến nhiệt tình của những đội ngũ cán công tác Dân số -Kế hoạch hóa gia đình từ xã xuống xóm, đã đạt được những kết quả tích cực. Xã Hưng Châu vẫn ổn định cơ bản về mức sinh:
Tổng số sinh trong năm 2013 là: 57 cháu, giảm 8 cháu so với cùng kỳ năm 2012 là 65 cháu.
Tỷ suất sinh năm 2013 = 14%o, giảm 2%o so với cùng kỳ năm 2012 là 16,02%o.
Tổng số trẻ sinh con thứ 3 trở lên năm 2013 là: 11 cháu, tăng 7 cháu so với cùng kỳ năm 2012 là 4 cháu.
Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên 2013 là: 19,2%, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2012 là 6,2%.
Toàn xã có 10 xóm, trong đó có 4 xóm không có người sinh con thứ 3 trở lên, xóm 2, 3, 5 và xóm 8; có 615 cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ đã ký cam kết được 605 cặp vợ chồng, đạt tỷ lệ 98,4%.
Đặc biệt, ban Dân số -Kế hoạch hóa gia đình đã tham mưu thành lập được ban chỉ đạo thực hiện công tác Dân số -Kế hoạch hóa gia đình từ xã đến xóm, kịp thời phối hợp với các ban ngành liên quan thực hiện chế độ chính sách Dân số -Kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn toàn xã. Điều này tạo nên sự đồng bộ chặt chẽ trong việc phối hợp chỉ đạo thực hiện công tác Dân số -Kế hoạch hóa gia đình từ xã đến cơ sở, đưa đến tích cực trong nhận thức của đại bộ phận nhân dân.
Công tác truyền thông giáo dục và tư vấn vận động được triển khai sâu rộng trên tất cả địa bàn xã, các dịch vụ Dân số -Kế hoạch hóa gia đình, chiến dịch chăm sóc sức khỏe sinh sản đã thực sự đến tận người dân, hầu hết các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ đã được trang bị và tiếp cận các biện pháp tránh thai hiện đại. Biện pháp Lâm sàng như dụng cụ tử cung, thuốc tiêm tránh thai. Biện pháp phi lâm sàng: Thuốc uống tránh thai, bao cao su. Qua đó đã tạo nên chuyển biến tích cực trong quan niệm về hôn nhân và sinh đẻ của đại bộ phận nhân dân theo hướng ngày càng có nhiều người chấp nhận kết hôn muộn, đẻ muộn, đẻ thưa, đẻ ít để nuôi con khoẻ và dạy con ngoan. Đông đảo phụ nữ đã hiểu rằng thực hiện công tác Dân số -Kế hoạch hóa gia đình sẽ giúp họ có cơ hội giữ gìn và bảo vệ sức khoẻ, phát triển tài năng và tham gia các hoạt động kinh tế - chính trị - xã hội, nhằm nâng cao địa vị của người Phụ nữ trong gia đình và xã hội. Từ đầu năm đến nay tổng các biện pháp tránh thai cuả toàn xã chỉ tiêu giao: 163. Đã thực hiện được 165 đạt 101% kế hoạch giao.
Bên cạnh những mặt đạt được, công tác Dân số -Kế hoạch hóa gia đình của xã vẫn có những khó khăn thách thức đặt ra, tốc độ tăng dân số đã được khống chế nhưng quy mô vẫn lớn và tiếp tục tăng mạnh. Do công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện của một số xóm có lúc thiếu thường xuyên, chưa đồng bộ nên dẫn đến tình trạng mức sinh và sinh con thứ 3 trở lên rất cao.
Điều đáng lưu ý là tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên vẫn còn khá cao và đang có nguy cơ tăng mạnh ở một số xóm làm ảnh hưởng đến phong trào chung cũng như trên lình vực kinh tế - văn hóa – xã hội của xã nhà, việc xử lý các đối tượng vi phạm chính sách chưa kịp thời, tạo tâm lý không tốt trong nhân dân, mất cân bằng giới tính đang trở thành vấn đề báo động hiện nay. Tỷ lệ chênh lệch giới tính hiện nay ở mức 115 bé trai/100 bé gái, đặc biệt là trong năm 2013 ở tại xóm 4 xã Hưng Châu đã không kiểm soát được phụ nữ 15-49 tuổi đã có chồng đã xảy ra sinh con thứ 3 mới phát hiện được, đó là một vấn đề cảnh báo cho chúng ta nên quan tâm đến phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Năng lực cán bộ làm công tác Dân số-KHHGĐ còn hạn chế, chưa khai thác được lợi thế sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền và ý thức tự giác đồng thuận của nhân dân trong việc thực hiện chính sách Dân số-KHHGĐ. Thực hiện các trách nhiệm của mình còn chậm.
Nguyên nhân chính là quan niệm trọng nam khinh nữ của những bậc làm cha, làm mẹ, phải có con trai để nối dõi tông đường. Tư tưởng trọng nam khinh nữ còn xuất hiện cả trong suy nghĩ của những người đảng viên, cán bộ…họ cố tình hiểu sai tinh thần của pháp lệnh Dân số, vì thế nhiều cặp vợ chồng muốn có con trai hoặc thích có nhiều con “Có nếp, có tẻ” vẫn tiếp tục sinh thêm.
Sự chênh lệch giới tính ở trẻ sơ sinh sẽ dẫn đến tình trạng thừa nam thiếu nữ.
Việc mất cân bằng giới tính khi sinh gây hậu quả đó là thay đổi cơ cấu dân số trong tương lai, thiếu hụt phụ nữ ở độ tuổi lập gia đình, cấu trúc gia đình thay đổi đáng kể, gia tăng tội phạm liên quan đến lạm dụng tình dục, ảnh hưởng mọi mặt đến đời sống kinh tế - xã hội.
Để giải quyết những lợi thế chưa được phát huy trong công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình ở xã Hưng Châu cần chú trọng những vấn đề:
Thứ nhất: Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo, phân công trách nhiệm của cấp uỷ đảng, chính quyền và huy động toàn xã hội tham gia công tác Dân số -Kế hoạch hóa gia đình.
Thứ hai: Nâng cao trách nhiệm và sự phối hợp của các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân, tiếp tục đẩy mạnh công tác Dân số -Kế hoạch hóa gia đình trong tình hình mới, nhằm giúp các cặp vợ chồng, cá nhân xác định được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với cộng đồng, đối với gia đình con cái trong việc nâng cao chất lượng Dân số, chất lượng cuộc sống và an sinh xã hội.
Công tác Dân số -Kế hoạch hóa gia đình rất nhạy cảm liên quan đến quyền con người, giải quyết bài toán dân số không chỉ là nhiệm vụ của một tổ chức, cá nhân mà cần có sự phối hợp của mọi tổ chức, gia đình, cá nhân tham gia thực hiện. Do vậy để công tác Dân số -Kế hoạch hóa gia đình đạt hiệu quả cao, cần huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội tham gia công tác Dân số, tạo mọi điều kiện thuận lợi để mỗi cá nhân, mỗi gia đình và toàn thể cộng đồng tự nguyện và chủ động tham gia công tác Dân số. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách gắn với phát triển, tạo cơ sở Pháp lý và động lực thúc đẩy quá trình tổ chức thực hiện.

Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động vào giáo dục các tầng lớp nhân dân về công tác Dân số -Kế hoạch hóa gia đình, mở rộng và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản – Kế hoạch hóa gia đình, thực hiện công tác Dân số -Kế hoạch hóa gia đình là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi công dân đem đến sự ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc của mỗi gia đình, góp phần xây dựng xã nhà ngày càng giàu đẹp.
                                                                             Nguyễn Thị Quý
 Viên chức Dân số -KHHGĐ xã