Quá trình già hoá dân số trên thế giới hiện đang diễn ra
nhanh hơn rất nhiều so với khoảng 50 năm qua cả về số lượng và tỉ lệ phần trăm
của dân số người cao tuổi (với tỉ lệ tăng lên không ngừng: năm 1950 chỉ có
8,2%, năm 2000 là 10% và dự báo năm 2050 là 21%, ); còn hiện nay số lượng đã
lên tới hơn 600 triệu người, chiếm tỉ lệ 10% tổng dân số thế giới. Trong đó hơn
62% người cao tuổi sống ở các nước đang phát triển là nơi kinh tế còn nghèo, hệ
thống y tế, giáo dục, bảo hiểm xã hội chưa phát triển. Một quốc gia nếu số
người từ 60 tuổi trở lên chiếm 10% dân số (hoặc 7% số người từ 65 tuổi trở lên)
được gọi là già hóa dân số, nếu người từ 60 tuổi trở lên chiếm trên 20% (trong
đó 14% từ 65 tuổi trở lên) thì quốc gia đó được coi là có dân số già.
Đ/c Nguyên Kim Bảng, Giám đốc Trung tâm Dân số-KHHGĐ huyện Truyền thông cho Người cao tuổi tại Hưng Tân, Ảnh: Cao Nhung |
Đông Nam Á là một trong số những khu vực có số lượng và mật
độ dân số nói chung và người cao tuổi nói riêng vào loại cao nhất thế giới,
trong đó 1/5 dân số là người cao tuổi thuộc diện nghèo. Tại Việt Nam số lượng
người cao tuổi ngày càng tăng và tăng mạnh trong những năm gần đây, số người
cao tuổi sống ở nông thôn chiếm gần 73% nhưng đối tượng hiện đang được hưởng
lương hưu chiếm tỉ lệ rất thấp (21%), nên đời sống của người cao tuổi còn gặp
nhiều khó khăn, hiện còn tới hơn 23% người cao tuổi thuộc diện nghèo.
Chăm sóc người cao tuổi là truyền thống lâu đời của người
Việt Nam
với quan điểm “kính già, già nhường tuổi”. Vì vậy, cùng với sự quan tâm của gia
đình, của cộng đồng,... trong thời gian qua Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản
pháp luật như: Hiến pháp, Luật Bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân, Bộ Luật
lao động, Luật phòng chống bạo lực gia
đình; Luật Người cao tuổi... trong đó quy định nhiều chế độ, chính sách đối với
người cao tuổi, như trợ cấp xã hội; khám chữa bệnh, hỗ trợ kinh phí mai táng
cho người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa, đối với những người đặc biệt khó
khăn không thể sống ở cộng đồng được đưa vào nuôi dưỡng ở các cơ sở xã hội
v.v...
Người cao tuổi - lớp
người “cây cao, bóng cả" - bằng vốn sống, trí tuệ của mình, họ là những
người kết nối các giá trị truyền thống
về đạo đức, lịch sử và văn hoá với thế giới hiện đại. Người cao tuổi hiện nay
có một vị trí, vai trò đặc biệt trong đời sống xã hội nước ta. Đây là lớp người
có công lớn với đất nước, từng trải qua hai cuộc kháng chiến gian khổ, ngày nay
trong sự nghiệp phát triển đất nước, vai trò của người cao tuổi lại càng được
thể hiện rõ nét. Người cao tuổi là một trong những lực lượng nòng cốt ở cơ sở
và trong mỗi gia đình, nêu gương, kiên trì hướng dẫn, động viên con cháu chấp
hành nghiêm túc chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước, giữ
gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy dân chủ ở cơ sở. Từ
ngày 1-7-2010 Luật Người cao tuổi có hiệu lực, Luật Người cao tuổi thể hiện rất
rõ nét tính ưu việt cũng như truyền thống "uống nước nhớ nguồn" của
xã hội ta. Ngoài việc được Nhà nước, các tổ chức, đoàn thể chúc thọ, mừng thọ
theo quy định, người cao tuổi sẽ được chăm sóc sức khỏe thông qua việc định kỳ
khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế, đặc biệt ưu tiên cho người đủ 80 tuổi trở
lên. Người cao tuổi được chăm sóc đầy đủ hơn về đời sống tinh thần trong hoạt
động văn hóa, giáo dục, thể dục, thể thao, giải trí, du lịch…Nhà nước và xã hội
hết sức quan tâm đến người cao tuổi, nhưng trong điều kiện khó khăn hiện nay
với khoảng 70% số người cao tuổi không có tích luỹ về mặt vật chất cho tuổi già
là một tình trạng hết sức khó khăn trong việc thích nghi với những thay đổi
chưa từng có khi đất nước chuyển sang cơ chế thị trường. Đây là đặc trưng của
Việt Nam
và có thể cũng là đặc trưng của một số quốc gia trong khu vực. Nguyên nhân của
những khó khăn nói trên là chúng ta đang bùng nổ về dân số, đặc biết là tỷ suất
sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên
cao.Vẫn là gánh nặng người cao tuổi phải chung tay với áp lực đông con cháu ảnh
hưởng không nhỏ đến đời sống của người cao tuổi cũng như chính sách an sinh xã
hội của Nhà nước ta đối với người cao tuổi.
Tháng hành động quốc gia về dân số năm 2013 với chủ đề: “Già
hóa dân số- những thách thức trong chăm sóc Sức khỏe người cao tuổi”, thể hiện
sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề này. Đây là là một thành tựu của
quá trình phát triển. Nâng cao tuổi thọ là một trong những thành tựu vĩ đại
nhất của loài người. Con người sống lâu hơn nhờ các điều kiện tốt hơn về chế độ
dinh dưỡng, vệ sinh, tiến bộ y học, chăm sóc y tế, giáo dục và đời sống kinh
tế. Già hóa dân số mang lại nhiều cơ hội cũng như nhiều thách thức phát sinh.
Vì vậy, lợi ích của người cao tuổi được gắn chặt với ổn định
Dân số, thực hiên Chính sách Dân số-Kế hoạch hóa gia đình. Đòi hỏi người cao
tuổi cùng chung tay thực hiện tốt cuộc vận động công tác Dân số-Kế hoạch hóa
gia đình trong giai đoạn hiện nay.
Cao Nhung
Trung
tâm Dân số-KHHGĐ