[6] [dansohungnguyen] [slider-top-big] []
You are here: Home / , , Tổ chức một cuộc Thi giao lưu về Dân số/SKSS/KHHGĐ

Tổ chức một cuộc Thi giao lưu về Dân số/SKSS/KHHGĐ

(Dansohungnguyen.com). Trong công tác truyền thông giáo dục thực hiện chính sách Dân số-KHHGĐ hết sức đa dạng và phong phú, trong đó điều được áp dụng thực hiện nhiều nhất là hoạt động truyền thông lồng ghép. Ngoài chương trình Diễn đàn về Dân số/Sức khỏe sinh sản/KHHGĐ thì còn có một nội dung khá hấp dẫn nữa đó là Thi giao lưu về Dân số/Sức khỏe sinh sản/KHHGĐ.
Trung tâm Dân số-KHHGĐ huyện trân trọng gửi tới quý anh chị phương pháp và cách thức thực hiện nội dung này

Một trong nhưng hoạt động thi giao lưu
về Dân số/SKSS/KHHGĐ
Thi giao lưu về Dân số/SKSS/KHHGĐ phải trên cơ sở dựa theo các hình thức hoạt động vui chơi giải trí trên truyền hình để tổ chức các cuộc thi  cho các đối tượng về Dân số/SKSS/KHHGĐ .
- Đối tượng tham gia
+          Hội viên câu lạc bộ Dân số/SKSS/KHHGĐ và các nhóm đối tượng trong cộng đồng..
+          Các chuyên gia được mời tham gia ban cố vấn hoặc ban giám khảo cuộc thi.
- Người tổ chức và chủ trì hoạt động
+          Ban chủ nhiệm câu lạc bộ là người tổ chức và phải có người dẫn chương trình.  Có thể phối hợp với các tổ chức đoàn thể xã hội, cộng tác viên Dân số để tổ chức cuộc thi giao lưu về SKSSVTN.
+          Cần có một số nhà chuyên môn, nhà hoạt động xã hội tham gia với vai trò là ban cố vấn hoặc đóng vai trò ban giám khảo cho cuộc thi.
Khuyến khích tất cả các thành viên của câu lạc bộ và các đối tượng trong cộng đồng tham gia cuộc thi và và tham gia gửi câu hỏi, đáp án để ban tổ chức lựa chọn. Tác giả của các câu hỏi hay, nội dung phù hợp được lựa chọn để sử dụng cho các cuộc thi sẽ được nhận phần thưởng khuyến khích.
Chương trình cuộc thi cần lồng ghép các hoạt động văn nghệ.
- Các bước chuẩn bị
+          Đặt tên cho cuộc thi giao lưu
+          Tuỳ theo đối tượng tham gia và chủ đề chọn mà đặt tên cho buổi giao lưu. Tên của hoạt động không chỉ thể hiện rõ chủ đề mà cần hấp dẫn lôi cuốn vị thành niên.
+          Đặt tên cho đội tham gia.
Để tạo tính hấp dẫn và gây ấn tượng cho cuộc thi, thu hút sự chú ý của khán giả cần đặt tên cho các đội tham gia thi. Nên lấy các địa danh, tên các loài hoa, thực vật… được vị thành niên yêu thích để đặt tên. Việc đặt tên nên để cho chính các nhóm lựa chọn và quyết định.
- Những chủ đề có thể sử dụng trong cuộc thi
Việc chọn chủ đề cần dựa vào đặc điểm của đối tượng tham gia và những thách thức của địa phưông về lĩnh vực Dân số/SKSS/KHHGĐ. Ví dụ đối với đối tượng VTN/TN, có thể lựa chọn các chủ đề sau:
+          Giới tính
+          Tình dục an toàn
+          Phòng tránh mang thai ngoài ý muốn
+          Phòng tránh phá thai không an toàn
+          Phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS
+          Không kết hôn ở tuổi vị thành niên
+          Phòng chống tệ nạn ma tuý, mại dâm, …
- Hình thức giao  lưu
 Có thể bao gồm 4 hình thức chính sau:
+          Màn chào hỏi, phần hiểu biết và kiến thức
+          Phần kỹ năng ứng xử và giải quyết tình huống
+          Phần thể hiện năng khiếu
+          Thời gian, thời lượng thi
+          Thời gian: Có thể tổ chức vào các dịp: Ngày Dân số thế giới, ngày dân số Việt Nam; ngày thế giới phòng chống AIDS,…
- Các bước tiến hành
+ Bước chuẩn bị (trước khi diễn ra hoạt động giao lưu)
• Thành lập ban tổ chức, phân công nhiệm vụ.
• Chuẩn bị kế hoạch, soạn thảo chương trình, kịch bản, quy chế, thể lệ, câu hỏi, đáp án, tại liệu liên quan tới cuộc thi.
• Chuẩn bị cở sở, vật chất: địa điểm, trang trí, âm thanh, ánh sáng, nhạc cụ, đạo cụ, quà tặng, huy động kinh phí cho cuộc thi.
• Công bố chương trình, quy chế, thể lệ, câu hỏi, tài liệu tham khảo để các đội chủ động chuẩn bị chương trình, lựa chọn các đội tham gia, tổ chức tập dượt.
- Điều kiện để tổ chức thành công cuộc thi giao lưu
+          Các thành viên tham gia giao lưu đã từng tham gia tìm hiểu kiến thức về Dân số /SKSS/KHHGĐ trong các buổi sinh hoạt câu lạc bộ, thảo luận nhóm, toạ đàm, các cuộc thi kiến thức, ứng xử về Dân số/SKSS/KHHGĐ…
+          Các đội tham gia giao lưu cần có sự chuẩn bị và tập dượt chu đáo.
+          Mỗi cuộc giao lưu chỉ nên có nhiều nhất là 5 đội, mỗi đội chơi có từ 5-7 thành viên.
+          Người dẫn chương trình phải là người vừa hiểu biết về DS/SKSS/KHHGĐ, vừa có khả năng thuyết trình, giọng nói tốt và quen nói trước đông người.
+          Thời gian hợp lý cho mỗi buổi giao lưu chỉ nên diễn ra từ 90-120 phút.
+          Có một khoản kinh phí cần thiết để tổ chức hoạt động.
- Tiến trình hoạt động giao lưu
Hoạt động 1:  Khai mạc, giới thiệu cuộc giao lưu (15-17 phút)
Hoạt động 2:  Các đội giao lưu (60-80 phút)
Có thể tham khảo các hoạt động sau đây:
Màn chào hỏi
Thông qua hình thức sân khấu hoá, các đội giới thiệu tên nhóm, tên những thành viên của nhóm những kết quả hoạt động của đội, hy vọng và mong muốn của đội về kiến thức và kỹ năng về Dân số/SKSS/KHHGĐ.
Phần thi kiến thức
Có thể chọn các hình thức sau:
+          Hỏi đáp nhanh: Thông qua việc đưa ra các câu hỏi và các đáp án khác nhau, thí sinh lựa chọn đáp án đúng.
+          Rút thăm và trả lời câu hỏi: Các đội cử người rút thăm câu hỏi, mỗi đội có 30 giây suy nghĩ và đưa ra câu trả lời của đội
+          Đoán chữ: Thông qua việc đưa ra các câu hỏi giúp đối tượng nhận biết các khái niệm liên quan tới Dân số/SKSS/KHHGĐ
+          Giải ô chữ: Thông qua việc đưa ra câu hỏi cho từng ô biết trước số lượng chữ giúp đối tượng nhận biết các khái niệm liên quan tới lĩnh vực DS/SKSS/KHHGĐ.
Phần ứng xử và giải quyết tình huống
Có thể  chọn các hình thức sau hoặc sáng tạo thêm các hình thức khác:
+          Ban giám khảo ra tình huống: Ban giám khảo trực tiếp ra tình huống, các đội bắt thăm tên giám khảo sẽ ra tình huống cho đội mình.
+          Các đội ra tình huống cho nhau: Các đội chuẩn bị trước tình huống cho đội bạn. Từng đội sẽ bắt thăm tên đội sẽ ra tình huống cho đội mình.
Phần thể hiện năng khiếu
Có thể chọn những hình thức sau hoặc sáng tạo thêm các hình thức khác:
+          Soạn lời cho các làn điệu dân ca: Cho trước các làn điệu dân ca quen thuộc các đội chơi soạn lời về một chủ đề về Dân số/SKSS/KHHGĐ theo các giai điệu trên.
+          Trình diễn tiểu phẩm: Ban giám khảo ra trước chủ đề về Dân số/SKSS/KHHGĐ, các đội chơi xây dựng cốt kịch bản và sắm vai theo chủ đề đã bốc thăm.
+          Vẽ và bình tranh: Ban giám khảo ra trước chủ đề, các đội chơi vẽ, bình tranh theo chủ đề đã bốc thăm.
Hoạt động 3: Công bố kết quả trao giải thưởng.
Thực hiện được một cuộc thi giao lưu về Dân số/SKSS/KHHGĐ là cả một sự chuẩn bị khoa học, nhạy bén và thật sự có vốn chuyên môn để chủ động trong mọi tình huống có thể xẩy ra. Là hoạt động rất bổ ích và thiết thực đối với tạo sự ảnh hưởng trong công tác Dân số-KHHGĐ hiện nay./.

KIM BẢNG
Trung tâm Dân số-KHHGĐ huyện Hưng Nguyên